Khám phá

Tây Du Ký: Hé lộ chân tướng 2 cao thủ khiến Phật Tổ Như Lai để mắt đến

Ngoài Phật Tổ Như Lai, trong thế giới Tây Du Ký còn tồn tại 2 nhân vật ẩn thân có sức mạnh kinh thiên động địa.

Tây Du Ký: So kè thực lực của năm vị nữ thần tiên khiến Tôn Ngộ Không phải cúi đầu e sợ / Tiết lộ về "mối hận" hơn 30 năm trong Tây Du Ký 1986

Phật Tổ Như Lai chỉ nắm bàn tay mà thu phục Tôn Ngộ Không trong chớp mắt, nhưng bấy lâu nay, chúng ta quên rằng, trong lục giới bao la còn có 2 nhân vật có sức mạnh ghê gớm khiến Phật Tổ cũng phải để mắt đến, mặc dù họ là thần tiên.

Năm xưa sau khi Bàn Cổ - người khai thiên lập địa nhập vào Thiên Giới, một phần tâm huyết của ngài sinh ra một vườn đào và một thần Thổ Địa.

Thổ địa vườn đào tiên.

Thổ địa vườn đào tiên.

Vậy Thổ địa vườn đào tiên là ai? Đó là một Tảo địa tăng có tu vi hơn Tôn Ngộ Không 20.000 năm.

Vị Thổ địa này song hành cùng Ngọc Hoàng – người đã tại vị 60 vạn năm làm chủ lục giới.

Vườn đào tiên vốn được Tây Vương Mẫu nương nương trồng ở núi Côn Lôn và được giao cho Thổ địa canh giữ.

Thổ Địa vườn Đào tiên có một mối quan hệ hậu duệ trực tiếp với Bàn Cổ, tu vi của ông thậm chí còn nhiều hơn cả Trấn Nguyên Đại Tiên – ông tổ của Địa tiên – người mà Quan Âm Bồ Tát phải kiêng nể vài ba phần.

Chuyện rằng cách đây hàng vạn năm, Ma giới và Thiên giới giao chiến, lấy sông Vong Xuyên làm ranh giới. Lúc Ma giới đánh quân lên Thiên đình, duy chỉ có vườn Đào tiên là Ma Giới không thể chiếm được.

 

Và đây là một vị tiên có sức mạnh ghê gớm có thể chống phá Ma giới mà không tổn hao một chút tu vi nào.

Trong Tây Du Ký những nhân vật ẩn thân che giấu sức mạnh bất ngờ và khó đoán.

Đây là nhân vật đặc biệt ngự trên điện Nguyên Tiêu, đứng sau đại hội bàn đào với tu vi và sức mạnh khiến Ngọc Hoàng Thượng Đế cũng nhẫn nhịn vài phần.

Sự kiện - Tây Du Ký: Hé lộ chân tướng 2 cao thủ khiến Phật Tổ Như Lai để mắt đến (Hình 2).

Vương Mẫu nương nương hay còn gọi là Tây Vương Mẫu, Kim Mẫu Nguyên Quân lần đầu tiên được nhắc tới là trong cuốn Sơn Hải Kinh.

Bà sống ở phía Tây dãy Côn Lôn, nên gọi là Tây Vương Mẫu. Vương Mẫu nương nương có địa vị cực kì cao trong Đạo giáo, sau quá trình lịch sử kéo dài, các tôn giáo dân gian cho rằng bà sở hữu khả năng giúp con người trường sinh bất lão, phía sau vườn Vương Mẫu trồng một vườn đào tiên, ăn vào trẻ mãi không già.

 

Tương truyền, Vương Mẫu là thủ lĩnh của bộ tộc mẫu hệ, tuy nhiên đến thời Hán Vũ Đế, người ta miêu tả bà như một tiên nữ mặc trang phục hoàng hậu và là lãnh đạo của chúng tiên nữ.

Cùng với sự phát triển của Đạo giáo, vào thời Đông Tấn, các truyền thuyết cho rằng Tây Vương mẫu là con gái của Nguyên Thuỷ Thiên Tôn, tất cả các tiên nữ hoặc những người đắc đạo thành tiên là nữ đều thuộc quyển quản lý của bà.

Tây Vương mẫu được liệt vào hàng tứ thánh, ngang với ba vị thiên tôn Ngọc Thanh, Thượng Thanh và Thái Thanh.

Vậy Ngọc Hoàng và Vương Mẫu có mối quan hệ như thế nào?

Câu hỏi này đến ngày nay vẫn chưa có lời giải đáp, có thuyết cho rằng Vương Mẫu và Ngọc Hoàng không có bất kì quan hệ thực chất nào.

 

Tây Vương Mẫu là nữ thần ngưng tụ từ tiên thiên âm khí, là người đứng đầu các tiên nữ, cai quản phía tây của núi tiên Côn Lôn.

Ngược lại với bà là Đông Vương Công hình thành từ tiên thiên dương khí, đứng đầu các tiên nam. Cai quản tiên đảo Bồng Lai phía đông, có thể nói Tây Vương Mẫu và Đông Vương Công là hai vị thần âm dương bổ trợ cho nhau.

Vương Mẫu có tất cả 24 cô con gái, trong đó chỉ có 5 cô có thân phận rõ ràng. Tức là Thất tiên nữ và Chức nữ đều có thể chỉ là con của Tây Vương Mẫu chứ không hề liên quan gì tới Ngọc Hoàng.

Cũng có nghĩa việc ai là chồng thật sự của Tây Vương Mẫu cũng trở thành câu hỏi ngàn đời không có lời giải.

Sự kiện - Tây Du Ký: Hé lộ chân tướng 2 cao thủ khiến Phật Tổ Như Lai để mắt đến (Hình 3).
1
Theo Minh Anh/Người đưa tin
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm