Tam quốc diễn nghĩa: Nếu không nhờ mưu sĩ này Tào Tháo khó mà thắng được Viên Thiệu trong trận Quan Độ
Nước cờ của Tào Tháo khi dùng cả 3 cô con gái làm "lễ vật" cho vua / Câu nói nổi tiếng nhất của Tào Tháo, được rất nhiều người sử dụng nhưng cũng bị rất nhiều người hiểu lầm
Trận Quan Độ là trận đánh diễn ra trong lịch sử Trung Quốc vào năm 200 tại Quan Độ thuộc bờ nam Hoàng Hà giữa Tào Tháo và Viên Thiệu là 2 thế lực quân sự mạnh nhất trong thời kì Tiền Tam quốc. Kết quả trận chiến là Tào Tháo đã tiêu diệt gần như hoàn toàn quân số của đối thủ lớn nhất Viên Thiệu, tiến tới đánh bại nốt các thế lực chống đối ở Trung Nguyên, tạo điều kiện xây dựng nên nhà Tào Ngụy đồng thời chấm dứt thời kì Tiền Tam quốc.
Tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung mô tả trận Quan Độ từ hồi thứ 28 và hồi thứ 30. Quá trình diễn biến trận Quan Độ được Tam quốc diễn nghĩa tường thuật hơi khác một số tình tiết trong lịch sử.
Theo đó, sau trận Diên Tân, hai bên lại thu binh về chỗ. Tào Tháo rút về Hứa Xương, Viên Thiệu trở về Ký châu; La Quán Trung tập trung mô tả việc Quan Vũ lén đi khỏi chỗ Tào Tháo, Tào Tháo còn đi ra tiễn Vũ ở Hứa Xương. Viên Thiệu sai Trần Chấn đến Giang Đông lôi kéo Tôn Sách liên minh đánh Tào Tháo nhưng Tôn Sách đột ngột qua đời, Tôn Quyền lên thay theo chính sách của Trương Chiêu, Gia Cát Cẩn, theo Tào mà không theo Viên. Viên Thiệu thấy sứ giả trở về không cầu được họ Tôn bèn tự mình khởi bình lần thứ hai đi đánh.
Tam quốc diễn nghĩa mô tả Viên Thiệu có 70 vạn quân, còn Tào Tháo chỉ có 7 vạn quân trong trận này. Thực ra sử sách không nói rõ quân số của hai bên, chỉ đề cập tới quân số của Viên Thiệu đông hơn nhiều so với Tào Tháo.
Những diễn biến chính của trận Quan Độ như dựng chòi, đào địa đạo, cướp lương Ô Sào... được Tam quốc diễn nghĩa mô tả khá sát với sử sách. Đặc biệt, việc cướp lương Ô Sào nếu không có Hứa Du hiến kế Tào Tháo khó lòng có thể thành công, để rồi giành chiến thắng trong trận Quan Độ.
Hứa Du là một mưu sĩ thân tín của Viên Thiệu cuối thời Đông Hán. Hứa Du và các mưu sĩ khác của Viên Thiệu là Điền Phong, Quách Đồ và Thẩm Phối tuy là bên ngoài là bằng mặt nhưng không hề bằng lòng, ngược lại họ luôn tìm cách hạ bệ đối phương để giành lấy sự tín nhiệm của Viên Thiệu. Bản chất của Hứa Du là một con người rất tham lam.
Hứa Du là bạn thuở thiếu thời của Tào Tháo. Trong trận Quan Độ, Hứa Du đã rời bỏ Viên Thiệu và đầu quân của Tào Tháo. Nguyên nhân là vì Thẩm Phối đã báo cho Viên Thiệu biết được việc gia đình Hứa Du ăn chặn quân hưởng, tham ô của công. Vào thời điểm đó, Hứa Du đã đề xuất cho Viện Thiệu kế sách phá quân Tào, và khi Viên Thiệu biết được sự việc này, ông đã tỏ thái độ khinh thường Hứa Du và nói rằng: "Đến lúc này mà ngươi vẫn còn mặt dày đến trước mặt ta để hiến kế à".
Hứa Du vô cùng tức giận và ngay trong đêm đó đã rời khỏi đại doanh của Viên Thiệu, đến gặp Tào Tháo. Đúng lúc Tào Tháo đang trong tình trạng hết sạch lương thực thì gặp Hứa Du. Vừa ngồi yên chỗ, Hứa Du hỏi Tào Tháo còn bao nhiêu lương thực?
Không kịp chuẩn bị, Tào Tháo thuận miệng trả lời: Chí ít cầm cự được một năm. Hứa Du nói thẳng: Không đúng. Nói lại đi. Tào Tháo nói: Còn được nửa năm. Hứa Du cười nhạt: Ông không định đánh bại Viên Thiệu hay sao? Nói thật đi xem nào!
Tào Tháo là con người thông minh, biết Hứa Du nếu không nắm được thực trạng quân lương của mình, thì cũng biết tỏng tâm trạng mình, nếu không nói thật đừng hòng được ông ta giúp. Bèn vừa cười vừa nói: Vừa nãy ta nói đùa, chính xác là còn một tháng. Hứa Du thấy Tào Tháo nói thật, bèn phân tích chiến cục và bày cho Tào Tháo đốt kho lương của Viên Thiệu ở Ô Sào.
Trong Tam quốc chí – Võ đế kỷ và Tào Man truyện chỉ chép có vậy. Nhưng đến Tam quốc diễn nghĩa, La Quán Trung có ý nhấn mạnh tính chất gian manh của Tào Tháo, bèn thêm một số chi tiết Tào Tháo nói nửa năm, Hứa Du không tin; Nói ba tháng, Hứa Du vẫn không tin; Nói một tháng, Hứa Du bèn giũ áo đứng dậy đi ra khỏi trướng. Đến khi Hứa Du nói huỵch toẹt Tào Tháo đã hết lương, Tào Tháo mới chịu thú nhận.
Hứa Du sau đó, đã hiến kế cho Tào Tháo tấn công vào kho lương của quân Viên ở Ô Sào do tướng Thuần Vu Quỳnh (Quách Du Quỳnh) trấn giữ. Nhờ vào kế sách của Hứa Du mà Tào Tháo đã giành được chiến thắng trong trận chiến Quan Độ trước quân Viên đông đảo hơn, tạo đà cho việc thống nhất miền bắc về sau.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hủ tục lạnh người, 'chôn sống' cha mẹ già khi ngoài 60 tuổi: Con cái xây mộ sẵn, mỗi ngày đi đưa cơm mang một viên gạch để lấp
Bạn có biết loại cây duy nhất này chỉ Việt Nam mới có, chưa từng xuất hiện trên thế giới
Quái vật Bigfoot hiện nguyên hình giữa màn đêm, ảnh cận cảnh khiến netizen thế giới sửng sốt?
Lăng mộ thờ tổ đồ sộ bậc nhất Việt Nam ở làng tỷ phú: Cao 41m, mất tới 9 năm xây dựng
Việt Nam có một loài cá 'quý như vàng', xếp vào hàng những loại cá đắt đỏ nhất thế giới, có bộ phận bán giá gần 2 tỷ
CLIP: Người đàn ông dùng võ thuật đối đầu với chó Ngao Tây Tạng và cái kết bất ngờ