Tam quốc diễn nghĩa: Không thể tin nổi lão tướng 95 vẫn ra trận và từng đẩy Quan Vũ vào cửa tử
Tam quốc diễn nghĩa: Giết oan công thần này Tào Tháo cả đời mang vết đen không thể gột rửa / Tam quốc diễn nghĩa: Nếu vị tướng này không bị hoạn quan giết sớm thì thiên hạ đã không đại loạn
Nếu nhắc tới các võ tướng nổi danh Đông Ngô thời Tam quốc, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới những tên tuổi quen thuộc như Lục Tốn, Lữ Mông, Chu Du…
Tuy nhiên ngoài những nhân vật có tiếng kể trên, hàng ngũ võ tướng của Tôn Ngô còn có một người dù không mấy danh tiếng nhưng lại dốc trọn tâm huyết cho sự nghiệp của tập đoàn chính trị này.
Điều đáng nói còn nằm ở chỗ, võ tướng không mấy nổi danh họ Đinh tên Phụng, tự Thừa Uyên này lại là người đã trực tiếp hoặc gián tiếp tiêu diệt nhiều tướng quân khét tiếng Tam quốc thời bấy giờ.
Đinh Phụng là một trong những lão tướng cả đời phụng sự cho Đông Ngô.
Cả đời cống hiến vì Đông Ngô, 95 tuổi vẫn rong ruổi sa trường
Đinh Phụng (?- 271) tự Thừa Uyên, là một tướng lĩnh của Đông Ngô trong thời Tam quốc của lịch sử Trung Quốc. Ông được biết đến là người dũng cảm và tháo vát, trưởng thành từ vị trí của một tiểu tốt dần thăng chức lên Tả thượng thư Bộ Binh. Em trai của ông, Đinh Phong, cũng phục vụ cho Đông Ngô.
Đinh Phụng quê ở An Huy ông bắt đầu sự nghiệp của mình bằng cách phục vụ cho quân Ngô và làm một đội trưởng dưới quyền Cam Ninh, trong các trận chiến, ông luôn xung phong đi đầu và hăng hái chiến đấu, lập nhiều chiến công vang dội. Sau này Đinh Phụng là một trong những tướng võ thời Tam quốc. Ông theo phò Ngô từ thời Tôn Sách, hay cầm quân chung với viên tướng Từ Thịnh. Sau khi Tôn Sách chết ông theo phò Tôn Quyền và tiếp đến là Tôn Hưu và Tôn Hạo.
Năm 258, quyền thần Tôn Lâm phế truất Ngô chủ Tôn Lượng rồi lập Tôn Hưu lên ngôi. Tôn Hưu thấy Tôn Lâm chuyên quyền, độc đoán nên rất lo sợ, bí mật bàn với Trương Bố kế sách diệt trừ Lâm. Trương Bố tiến cử Đinh Phụng, ông nói "Lão tướng Đinh Phụng là người lão luyện chính sự, lắm mưu nhiều kế, quyết đoán mà cẩn trọng, nên nhờ cậy ông ấy". Tôn Hưu liền mật gọi Đinh Phụng hỏi kế sách. Đinh Phụng nói rằng "Tướng quốc (Tôn Lâm) và anh em hắn có nhiều vây cánh. Triều thần nhiều người về phe của hắn. Chúng ta nên tránh đối đầu trực tiếp. Thần kiến nghị mai phục binh mã vào Tết Lạp Bát". Tôn Hưu theo kế sách đã định, tổ chức tiệc vào Tiết Lạp Bát và mời Tôn Lâm tới dự. Khi Tôn Lâm vừa bước vào sảnh, Đinh Phụng và Trương Bố hét quân mai phục đổ ra chém chết Tôn Lâm. Nhờ công trạng này, Đinh Phụng được phong làm Đại Đô Đốc nắm giữ binh quyền.
Theo KKNews, có giai thoại truyền lại rằng, năm xưa Đinh Phụng dù đã ở tuổi 95 vẫn rong ruổi nơi tiền tuyến. Vì vậy, ông được nhiều người xem là tướng lĩnh cao tuổi nhất vẫn còn tham chiến vào thời bấy giờ.
Đẩy hàng loạt võ tướng vào cửa tử
Mặc dù không nổi danh như những võ tướng cùng chiến tuyến khác như Chu Du, Lữ Mông, hay Lục Tốn, nhưng trong tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa, Đinh Phụng chính là nhân vật đã trực tiếp hoặc gián tiếp tiêu diệt hàng loạt nhân vật khét tiếng thời bấy giờ như Quan Vũ, Trương Liêu…
Công nguyên năm 220, Đinh Phụng phụng sự dưới trướng của Lữ Mông, nhận lệnh đem quân chặn đường Quan Vũ, sau đó bao vây cha con Quan Công ở Mạch Thành.
Đối với một tiểu tướng muốn đột phá vòng vây như Liêu Hóa, Đinh Phụng có thể bỏ qua. Thế nhưng đối với Quan Vũ và Quan Bình, vị tướng này quyết không cho họ có cơ hội tẩu thoát.
Trước tình thế tiến thoái lưỡng nan này, cha con Quan Vũ buộc phải lựa chọn đường rừng núi hiểm hóc để tẩu thoát, sau lại trúng phải bẫy của Phan Chương, Mã Trung và bị bắt giết.
Có thể nói, nếu không có sự góp sức của Đinh Phụng, Mã Trung không thể nào bắt sống Quan Vũ. Vì vậy, vị tướng họ Đinh cũng được xem là một trong số những nhân vật đưa tới cái chết của nhân vật "uy chấn Hoa Hạ" một thời.
Trong trận chiến Di Lăng, Đinh Phụng tham chiến trong vai trò một bộ tướng của Lục Tốn. Trước vòng vây trùng trùng lớp lớp của quân Thục, ông đã anh dũng cứu được phó tướng Thuần Vu Đan.
Sau đó, Lục Tốn dùng kế khiến lửa thiêu liên doanh của quân Thục Hán. Đinh Phụng lại giúp chủ tướng đánh tiên phong, góp công vào chiến thắng khiến quân Thục chuốc lấy thảm bại, làm Lưu Bị không lâu sau vì u sầu mà qua đời tại thành Bạch Đế.
Trong trận chiến phạt Ngô của Tào Phi, Đinh Phụng xuất trận với vai trò là bộ tướng của Từ Thịnh. Ông dũng mãnh dẫn đầu, cùng Tôn Thiều dẫn 6000 binh mã đánh tan đại quân Tào Ngụy.
Trong trận chiến này, Trương Liêu liều chết bảo vệ Tào Phi nên đã mất mạng do một mũi tên của Đinh Phụng.
Tào Phi sau đó được Văn Sính cõng trên lưng chạy trốn, phối hợp với Từ Hoảng liều chết mở đường máu mới miễn cưỡng thoát khỏi sự vây khốn của vị tướng họ Đinh.
Sau này, con trai Hàn Đương là Hàn Tổng cùng bộ tướng Hoàn Gia hàng Ngụy phản Ngô, cũng bị Đinh Phụng thẳng tay giết chết.
Từ đó có thể thấy, Đinh Phụng đích thị là vị võ tướng đã trực tiếp hoặc gián tiếp tiêu diệt nhiều mãnh tướng nổi danh Tam quốc như Quan Vũ, Trương Liêu…
Năm 263, tướng của Tư Mã Chiêu là Đặng Ngải sang đánh lấy Thục, con Gia Cát Lượng là Gia Cát Chiêm viết thư cầu cứu Đông Ngô, lão tướng Đinh Phụng vẫn còn cầm quân sang cứu Thục nhưng không thành công.
Sau này là Ngô chúa Tôn Hạo ngông cuồng nên bị Tấn Công Tư Mã Viêm sai Đỗ Dự đánh lấy Đông Ngô lúc đó Đinh Phụng đã mất nên rường cột không còn, góp phần làm Đông Ngô nhanh chóng sụp đổ.
Theo KKNews, sau khi qua đời, Đinh Phụng được phong thần và lập miếu để hậu thế cúng tế, thờ phụng. Trong khắp Tam quốc lúc bấy giờ, người có danh tiếng không phải là ít, nhưng số người được phong thần và lập miếu như vị tướng họ Đinh cũng chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dê trên cao nguyên Tây Tạng: Có thể nhảy và chạy trên vách đá dựng đứng, tại sao không bị rơi?
Vén màn bí mật lịch sử khiến người Việt Nam gọi người Trung Quốc là ‘người Tàu’
Trong 'Tây Du Ký', đây là 5 người không có đối thủ khắp Tam giới, Phật Như Lai và Ngọc Hoàng đều không có tên trong danh sách
Một con cua có thể đầu độc 40.000 con chuột, tại sao cua lại độc? Chất độc đến từ đâu?
CLIP: Cuộc đụng độ kịch tính giữa sói đồng cỏ và báo sư tử, màn quyết chiến căng thẳng đến phút cuối
Tại sao ngựa ngủ đứng cả ngày lẫn đêm thay vì nằm? Đọc xong tôi có thêm kiến thức