Giải mã vì sao loài vẹt biết nói tiếng người
Bí ẩn khó tin những thảm họa trùng hợp đáng sợ vào thứ 6 ngày 13 / Những hòn đá biết ‘đẻ con’ khiến giới khoa học 'đau đầu'
Theo sách mười vạn câu hỏi vì sao cho biết, thực ra, đại não của vẹt không phát triển như đại não của người, không có sẵn điều kiện để biết nói. Những câu phát âm đơn giải của chúng chỉ là một kiểu bắt chước vô thức, mà phải do người dạy mới hình thành. Trong trạng thái hoang dã, hiếm thấy con vẹt nào nói được.
Ngôn ngữ là sản phẩm chỉ có trong quá trình phát triển của xã hội loài người. Ngoài sự cần thiết phải nhờ thanh đới (thông qua cử động nhịp nhàng của họng, lưỡi, răng, môi) để phát âm, còn cần sự kết hợp từ vựng và quy luật ngôn ngữ mới có thể biểu đạt tốt những điều nghĩ ra trong óc. Các loài vẹt, yểng có thể “nói” được những câu đơn giản, chẳng qua là chúng có cái lưỡi vừa nhọn vừa nhỏ, mềm và đầy thịt, nên chỉ biết lặp lại một chuỗi âm tiết mà người ta dạy cho nó thôi. Chưa bao giờ người ta thấy chúng nói được những câu phức tạp cả.
Nhìn chung, loài chim sinh ra là có thể phát âm. Khi người ta thường xuyên lấy vài âm tiết nào đó để gây ảnh hưởng với chúng, lâu ngày chúng sẽ bắt chước được. Tình huống này gọi là phản xạ nói vô điều kiện. Sau này, mỗi khi gặp người, do bị kích thích mà sinh ra phản ứng, chúng nhắc lại mấy âm tiết đơn giản đã học được, đây là phản xạ có điều kiện.
Mới đây, theo một nghiên cứu kiểm tra não của 8 loài vẹt khách nhau ở Australia, New Zealand, Amazon, Nam Mỹ và châu Phi. Kết quả cho thấy, ngoài phần trung tâm "lõi" bên trong não giúp vẹt kiểm soát việc học phát âm, não vẹt còn có thêm phần "vỏ", hay "vòng bên ngoài" liên quan đến quá trình học nói.
Não của những con vẹt Kea ở New Zealand cổ xưa nhất có một cấu trúc "vỏ" sơ khai. Các tế bào thần kinh trong vỏ có thể hình thành ít nhất 29 triệu năm trước đây. Hầu hết vùng não học tập của vẹt nằm ở khu vực não điều khiển chuyển động, khiến một số loài vẹt có khả năng học nhảy theo nhạc.
"Phát hiện này mở ra một con đường lớn trong việc nghiên cứu vẹt, tìm hiểu cách thức vẹt xử lý thông tin cần thiết để bắt chước những âm thanh lạ và giọng nói con người", Mukta Chakraborty, tiến sĩ đại học Duke, Mỹ, cho biết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Giải mã về sinh vật bí ẩn cao 8m xuất hiện tại rừng rậm Nam Mỹ, từng bị nghi là người ngoài hành tinh
Người phụ nữ nghèo đổi đời nhờ nhặt được viên ngọc trai quý hiếm trong lúc nấu ăn, trị giá bằng cả căn nhà