Gian bếp 780.000 năm của người khác loài Biển Chết: Lịch sử đảo lộn?
"Bạch tuộc" sa mạc: Sống tới hơn 3.000 năm tuổi, giữ bí mật trường sinh loài người mơ ước / Giải mã phần xương mặt xa xưa nhất của loài người tiền sử
Một trong những suất cá chép nướng cổ xưa rất nhân loại đã được phục vụ tại đây, là bằng chứng hữu hình cố xưa nhất về việc con người biết sử dụng lửa để nấu nướng.
Một loàingười khác loài, đã tuyệt chủng nào đó đã phát minh ra cách nấu nướng, tạo bước ngoặt lớn cho nhân loại - Ảnh minh họa từ Archaeology News Network
Trước đó đã từng có những mẩu than và xương cháy liên kết với người Homo erectus, có thể sống vào khoảng 1,5 triệu năm trước, được tìm thấy ở châu Phi. Tuy nhiên điều này không khẳng định được họ đã nấu nướng hay đơn giản là một con vật bị thiêu đốt bởi một nghi lễ hay điều kiện tự nhiên nào đó.
Ở lục địa Á - Âu, chưa bao giờ có bằng chứng tương tự. Thậm chí có giả thuyết phổ biến rằng tận khi người tinh khôn Homo sapiens chúng ta ra đời, nhân loại mới biết sử dụng lửa để nấu nướng.
Bằng chứng cụ thể giữ kỷ lục trước đây là một lò nướng dạng hố ở châu phi, khoảng 170.000 tuổi, được cho là của Homo sapiens hoặc người Neanderthals, một loài anh em chỉ mới tuyệt chủng cách đây 30.000-40.000 năm và thường sống hòa lẫn với tổ tiên chúng ta.
Tuy nhiên với niên đại 780.000 năm, rõ ràng những con người thắp lên bếp lửa lập kỷ lục mới này không phải loài của chúng ta, vì Homo sapiens chỉ mới xuất hiện hơn 300.000 năm.
Theo nhà khảo cổ học Jens Najoka từ Bảo tàng Lịch sử tự nhiên ở London - Anh, dấu vết trên những mẩu cá cổ đại này cho thấy chúng chỉ được nướng trên lửa như thịt nướng, cá nướng của chúng ta, chứ không phải bị thiêu đốt trực tiếp bằng cách ném vào lửa.
Như vậy, cá rõ ràng được nấu nướng, đồng nghĩa với đoạn lịch sử còn mơ hồ về cách Homo sapiens phát minh ra lửa, đã bị xóa bỏ.
Đây là một phát hiện có tầm quan trọng rất lớn để hoàn thiện và viết lại lịch sử nhân loại, cho thấy ở thời điểm đó bộ não và văn minh con người đã phát triển đến thế nào.
"Có được kỹ năng cần thiết để nấu thức ăn đánh dấu một bước tiến hóa quan trọng vì nó cung cấp thêm phương tiện để sử dụng tối ưu nguồn thực phẩm sẵn có" - nhà khảo cổ Naama Goren-Inbar từ Đại học Hebrew (Jerusalem - Israel), cho biết.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa họcNature Ecology and Evolution.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 'Đi lạc' vào ổ ong bắp cày, rắn hổ mang chúa nhận cái kết tan xương nát thịt
CLIP: Sư tử trổ tài săn 'kẻ bố đời' rồi nhận cái kết khó tin
Gia đình đặc biệt nhất Việt Nam có vợ và chồng đều là tướng nổi tiếng, trụ cột đất nước một thời
CLIP: Ỷ đông bắt nạt lửng mật, 3 con báo nhận ngay cái kết bẽ mặt
Thanh bảo kiếm cõi âm mang 'lời nguyền chết chóc' của Hoàng đế Càn Long, mất 10 năm mới hoàn thành
Việt Nam sở hữu loài cây hiếm có khó tìm nhất thế giới, nhiều người bản địa cũng chưa từng được thấy