Giữa hàng ngàn mỹ nữ trong tam cung lục viện, Hoàng đế chọn người thị tẩm bằng cách nào?
Kỳ quái hoàng hậu bỏ thâm cung, mang con dâu tới thanh lâu, xin làm kỹ nữ vì... lạc thú / Không phải sợ hãi khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung, thực chất Ngọc Hoàng chỉ giả vờ núp sau bàn ngọc
Nói đến hậu cung Trung Hoa xưa, thì không thể nào không nhắc đến những cụm từ mang nhiều ý nghĩa mường tượng khổng lồ như "tam cung lục viện", hay "3 vạn mỹ nữ". Thành thử ra mà nói, Vua chúa hay Hoàng đế Trung Hoa có lẽ là những người đàn ông có nhiều vợ (cả chính và phi) nhất trong lịch sử nhân loại. Tuy nhiên, có lẽ nhiều người sẽ thắc mắc rằng, nếu có hàng ngàn người vợ như thế thì Hoàng đế biết chọn ai để ân ái mỗi đêm? Câu trả lời của câu hỏi đó dưới đây chắc chắn sẽ khiến nhiều người bất ngờ.
(Ảnh minh họa)
Nói việc được Hoàng đế "lâm hạnh" là một ván bài của 3 vạn mỹ nữ trong hậu cung Trung Hoa xưa quả không có gì sai, bởi không ai biết rằng điều này tùy thuộc vào vận may rất lớn của mỗi người khi sử dụng những "công cụ tuyển chọn" hết sức may rủi. Chẳng hạn như những năm Khai Nguyên dưới thời nhà Đường, viên xúc xắc đóng vai trò như một "bà mối" để quyết định ai sẽ là người có được ân sủng đó. Lý do là bởi Hoàng đế không thích vì việc thị tẩm mà hao tâm tốn sức, liền cho các cung phi đổ xúc xắc để quyết định người được sủng hạnh.
Tuy nhiên, cách thức cụ thể không còn được ghi chép nhiều nên sử liệu về chúng hoàn toàn trống vắng, nhưng chỉ cần biết "quyền năng" của viên xúc xắc lúc bấy giờ có thể thay đổi hoàn toàn vận mệnh của một mỹ nhân hậu cung thì cũng đủ để thấy, đẹp là một chuyện, tài giỏi là một chuyện còn được lâm hạnh hoặc được mang long thai hay không lại là một chuyện khác.
(Ảnh minh họa)
Có một trò may rủi khác cũng khá tương tự như việc đổ xúc xắc như trên nhưng lại có tên và cách thức hoa mỹ hơn, đó chính là "điệp hạnh", tức là quyết định Hoàng đế sẽ được ai "hầu hạ" dựa vào… con bươm bướm. Việc tuyển chọn kỳ lạ này cũng diễn ra dưới thời nhà Đường, cụ thể là thời đại của Đường Huyền Tông Lý Long Cơ. Sử liệu chép rằng, cách thức này diễn ra hết sức đơn giản, các phi tần trong cung cài hoa tươi lên đầu, sau đó người hầu của nhà vua sẽ thả bươm bướm. Con bươm bướm này đậu vào đóa hoa trên đầu ai thì người đó sẽ được Hoàng đế qua đêm.
Ngoài cách thức thú vị và hoa mỹ như trên, Lý Long Cơ còn nghĩ ra một cách khác hay ho không kém, tất nhiên, cách này cũng dựa vào vận may rất lớn. Đó là "đầu tiễn đổ tẩm", theo đó, nhà vua sẽ ngẫu hứng ném một đồng tiền để các phi tần tranh nhau nhặt. Ai nhặt được đồng tiền ấy sẽ may mắn được Hoàng đế sủng hạnh một đêm. Tuy vậy, cách thức này vô tình tạo ra nhiều điều không hay, như những phi tần tranh nhau nhặt đồng tiền mà nảy sinh hiềm khích, hay có cả những hành vi tranh giành không đẹp mắt trước mặt Hoàng đế.
(Ảnh minh họa)
Một vài cách khác để chọn người "lâm hạnh" như bắn tên, chọn đèn lồng hay cưỡi xe dê
Giống như việc tung xúc xắc, "điệp hạnh", "đầu tiễn đổ tẩm", những phương pháp lựa chọn như "huỳnh hạnh" (bắt đom đóm), "hương hạnh" (bắt túi thơm) cũng có bản chất may rủi tương tự. Riêng Đường Kính Tông Lý Đam đã tìm ra một cách độc đáo để chọn người ân ái đó là dùng "phong lưu tiễn", tức là mũi tên làm từ giấy có bọc xạ hương bên trong, cung làm bằng vỏ trúc. Bằng cách này, tất cả phi tần sẽ được tập trung và xếp hàng tại một chỗ, đợi Hoàng đế bắn mũi tên giấy về phía họ. Mũi tên hướng vào ai thì người đó được chọn.
Còn ở thời nhà Minh thì có quy tắc "đèn lồng đỏ treo cao". Tức là khi ánh mặt trời vừa tắt, màn đêm buông xuống thì các phi tần trong hậu cung vội treo 2 chiếc đèn lồng đỏ trước cửa cung của mình. Đến giờ "lâm hạnh" Hoàng đế sẽ lựa chọn ngẫu nhiên tùy hứng, cũng có thể tùy vào cảm xúc của ông khi đó, ông sẽ chọn đến cung có cặp đèn lồng vừa ý và tất nhiên, chủ nhân của cung đó sẽ được Hoàng đế "lâm hạnh" và 2 chiếc đèn lồng treo ở cửa được tắt đi. Cũng trong lúc này, thái giám sẽ thông báo ở cách cung khác rằng Hoàng thượng đã có chỗ nghỉ trong đêm nên các phi tầng còn lại hãy tắt đèn mà đi ngủ, đừng chờ đợi phí công.
(Ảnh minh họa)
Những việc tuyển chọn trên, như đã nói là phụ thuộc rất lớn vào may mắn của mỗi người. Tuy nhiên, nhiều mỹ nhân ôm mộng đổi đời lại không chấp nhận xuôi theo số mệnh, liền dùng đủ mọi thủ đoạn để có được ân sủng của Hoàng đế. Đơn cử là vị Phan Thục phi của Tống Văn Đế, thời Nam Triều. Thời đó, Tống Văn Đế quyết định việc "lâm hạnh" ai bằng phương cách "dương xe vọng hạnh".
Tức là Hoàng đế sẽ cưỡi một chiếc xe do dê kéo trong hậu cung của mình, xe dê chạy tới trước cung của phi tần nào thì phi tần đó được ân sủng. Về phần Phan Thục phi thì nàng lại là một người có nhiều quỷ kế, dã tâm độc chiếm ngôi vị được Tống Văn Đế ân sủng nên đã dụ bầy dê kéo xe bằng những món khoái khẩu của chúng. Nàng trồng trước cung của mình những khóm trúc tươi tốt, cộng thêm việc rắc nước muối trước cửa cung, thế là nghe mùi hai thứ "ngon lành" này tất nhiên đàn dê sẽ kéo đến và đêm đó Phan Thục phi sẽ được "lâm hạnh".
(Ảnh: Sohu)
Tống Văn Đế nói với Phan Thục Phi: "Dê còn bồi hồi vì ngươi, huống chi ta" rồi thường xuyên đến chỗ Thục Phi để qua đêm. Phan Thục Phi tất nhiên không bỏ lỡ cơ hội, trang điểm thật đẹp, học cách yêu chiều, Văn Đế rất hài lòng, sau trao cho nàng quyền cai quản cả hậu cung.
Phi tần được chọn "lâm hạnh" ở triều Thanh còn phải vượt qua vòng kiểm duyệt của Hoàng hậu
Đặc biệt nhất, riêng triều đại nhà Thanh, thì để tránh việc một người được chuyên sủng thì Hoàng đế cũng có cách lựa chọn đặc biệt nhằm không vấp phải vấn đề này. Sau khi Hoàng đế dùng bữa tối, vị quan chuyên phụ trách việc chọn người "lâm hạnh" sẽ đưa cho Hoàng đế một khay bạc. Trong khay bạc này có khoảng 10 thẻ bài màu xanh. Trên thẻ bài có ghi tên của các phi tần dự kiến được sủng hạnh đêm đó. Hoàng đế sẽ chọn một thẻ bài đại diện cho phi tần được "lâm hạnh". Tuy vậy, việc lật thẻ bài hay không còn phụ thuộc vào tâm trạng của Hoàng đế. Nếu nhà vua không có hứng thú, khay kim bài ấy liền đặt về chỗ cũ.
(Ảnh minh họa)
Và thẻ bài ứng với tên của một phi tần nào được chọn, còn phải qua một lần "kiểm duyệt" của Hoàng hậu. Nếu Hoàng hậu không đồng ý thì Hoàng thượng sẽ phải chọn lại. Sau khi được chọn, tú nữ sẽ được tắm rửa, trang điểm và nằm trên giường chờ đợi. Khi được đưa đến "lâm hạnh", tú nữ sẽ không mặc gì, thái giám bịt mắt mình và cuộn chăn bao ngoài người tú nữ rồi vác đến cung cho Hoàng đế.
Ấy vậy mà, sau khi vượt qua được hết các quy tắc và chắc chắn đã tìm được người cho Hoàng đế ân ái, thì mọi việc sau đó còn phải được ghi chép lại cẩn thận bởi Kính Sự Phòng. Đây là cơ quan này chịu sự quản lý của Phủ Nội vụ, chuyên phụ trách ghi chép, quản lý việc thị tẩm cung tần của nhà vua. Mỗi lần có phi tần được sủng hạnh, thái giám của Kính Sự phòng đều ghi chép cẩn thận ngày tháng để đối chiếu, nghiệm chứng nếu vị phi tần ấy có diễm phúc mang long thai.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khẩu súng đắt nhất thế giới trị giá hơn 110 tỷ: Chỉ vài người có khả năng mua, làm bằng chất liệu độc nhất
Người đàn ông mua chiếc ấm nứt vì đam mê, nào ngờ là đồ cổ 250 năm được định giá hơn 17 tỷ đồng
Không phải người ngoài hành tinh, con người có thể là sinh vật có trí tuệ duy nhất trong vũ trụ?
Ngôi chùa cổ sở hữu 4 chiếc cột gỗ quý hơn 'kim cương' giá 3400 tỷ: Người người xếp hàng vào xem!
Cặp vợ chồng sững sờ phát hiện chiếc bình sứ chắn cửa nhà suốt 36 năm lại có giá trị đến 30 tỷ đồng
Chiếc giường gỗ có giá trị nhất miền Tây: Chế tác bằng gỗ quý hàng đầu Việt Nam, trả 3 tỷ không bán