Hai con cá mập cái sống chung nhau 10 năm không có cá đực, bất ngờ sinh ra một con non
6 loài động vật kỳ dị nhất thế giới / Ảnh động vật hoang dã ấn tượng nhất trong tuần: Hà mã ngáp để lộ hàm răng đáng sợ, rùa tắm nắng đáng yêu
Các nhà nghiên cứu lần đầu tiên phát hiện một cá mập smooth-hound con sinh ra trong bể toàn cá mập cái. Đây là lần đầu tiên hiện tượng này được ghi nhận ở loài cá smooth-hound.
Quá trình sinh sản được gọi là "trinh sản" (virgin birth), trước đây đã được quan sát thấy trong tự nhiên, từ nhiều loài thực vật, côn trùng, bò sát, chim và cá, nhưng chưa bao giờ xảy ra ở cá mập smooth-hound.
Các nhân viên tại thủy cung Acquario Cala Gonone đã sốc khi nhìn thấy con non xuất hiện trong hồ nuôi cá cái. Sự ra đời với quá trình trinh sản kỳ diệu của cá mập con vẫn chưa được chính thức xác nhận, nhưng nhóm nghiên cứu tại thủy cung Ý cho biết không có lời giải thích nào khác hợp lý.
Vì phôi thai chỉ nhận được gen di truyền từ một cá thể, nên quá trình trinh sản là một quá trình về cơ bản hình thành các bản sao của cá thể, với DNA giống hệt nhau. Các xét nghiệm của Ispera, tên con cá mập con, thuộc giống cái, được cho là sẽ xác nhận rằng nó là một bản sao của mẹ mình.
“Cá mẹ sống trong bể cá lớn cùng với một cá cái khác. Nếu được xác nhận bằng phân tích DNA, đây sẽ là quá trình trinh sản được ghi nhận đầu tiên trên thế giới ở loài cá này. Ispera, cái tên được chọn cho con cá con, trong tiếng Sardinia có nghĩa là ‘hy vọng’ và sự ra đời trong thời kỳ COVID-19 chắc chắn là niềm hy vọng”, Acquario Cala Gonone viết trên Facebook.
Theo truyền thông Ý, sự thụ thai bí ẩn xảy ra trong một bể nơi hai con cá mập smooth-hound cái đã sống trong mười năm qua, không có con đực nào bên trong.
Miracle Baby Shark Born Even Though There Are No Males In The Tank
Acquario Cala Gonone viết: “Một trong những cơ chế phổ biến nhất tạo ra kiểu sinh sản này là trứng được thụ tinh bởi một tế bào trứng vẫn chưa trưởng thành khác, nó hoạt động gần giống như một tinh trùng. Quá trình trinh sản có thể xảy ra ở các loài thường sinh sản hữu tính, như ở một số loài bò sát, cá và thậm chí là chim, và có thể xảy ra nhiều ở các quần thể mật độ rất thấp, nơi con cái có ít cơ hội gặp gỡ bạn tình.”
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?
Bộ lạc nguyên thủy bậc nhất thế giới: Chuyên ăn thịt khỉ, ngón chân chỉ có 1 đốt