Hài cốt 2 triệu năm tiết lộ sự 'biến hình' gây sốc của con người
Đào bới hoang đảo, phát hiện kho báu từ vua hải tặc 2.400 tuổi / Hãi hùng trước "quái vật" 68 triệu tuổi hình… kẹp giấy, to bằng con người
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature Ecology & Evolution cho biết một bộ hài cốt Paranthropus robustus đã thay đổi sâu sắc hiểu biết của chúng ta về những con người cổ đại còn mang dáng dấp của vượn nhân hình này. Công trình được đứng đầu bởi giáo sư nhân chủng học David Straits từ Đại học Washington (Mỹ) và tiến sĩ Angeline Leece từ Đại học La Trobe (Úc).
Paranthropus robustus là loài người thuộc chi Paranthropus, một chi "anh em" với chi Homo. 2 chi này cùng thuộc họ Homindae (Người). Chi Paranthropus có các loài như Paranthropus robustus hay Paranthropus boisei. Chi Homo có các loài như Homo erectus, Homo neanderthalensis… và cả người hiện đại chúng ta – Homo sapiens. Nếu như chi Homo tuyệt chủng gần hết, còn lại mỗi loài chúng ta thì chi Paranthropus đã hoàn toàn biến mất.
Con người của thuở sơ khai từng "biến hình" nhanh đến kinh ngạc trong những cuộc tiến hóa gấp rút để sống còn: Ảnh: JESSE MARTIN and DAVID STRAITS
Hài cốt hóa thạch Paranthropus robustus lần này được phát hiện trong hệ thống hang động Drimolen giàu hóa thạch ở phía Tây Bắc Johannesburg (Nam Phi), được đặt tên là DNH 155, thuộc giống đực. Bộ hài cốt nhỏ hơn nhiều so với các cá thể cùng loài khác có niên đại trước đó không lâu, nên trước đây người ta lầm tưởng những cá thể nam của loài này rất to lớn, trong khi cá thể nữ thì bé nhỏ.
Nhưng phân tích mới cho thấy sự khác biệt về kích thước cũng như cấu tạo vùng hàm mặt không phải do giới tính. Và cá thể cỡ nhỏ này không hề là dị biệt. Chỉ trong khoảng 200.000 năm, toàn bộ loài này đã teo nhỏ bất thường, trong khi hàm và cơ nhai phát triển theo hướng dễ tiêu thụ các thức ăn cứng và dai hơn. Các nhà khoa học gọi lớp người to lớn sơ khai của loài này là Drimolen, lớp người bị thu nhỏ là Swartkrans.
Phân tích trên xương và trầm tích, cũng như đối chiếu với các hồ sơ hóa thạch khác cùng thời điểm, ví dụ của Homo erectus, các nhà khoa học phát hiện ra rằng 2 triệu năm trước ở châu Phi là một thời kỳ vô cùng hỗn loạn của khí hậu. Điều này đã từng khiến quần thể Australopithecus - tổ tiên của cả Paranthropus và Homo - biến mất. Với Paranthropus, họ đã tiến hóa ngoạn mục để sinh tồn. Các cá thể bé nhỏ, dai sức và có khả năng ăn uống đa dạng có cơ hội sống sót tốt hơn trong điều kiện khắc nghiệt.
Sự tiến hóa vốn khó lòng được ghi lại cụ thể trên một hóa thạch, nhưng có thể được tái hiện thông qua các bộ hài cốt được bảo quản cẩn thận qua từng thời kỳ. Một bộ hài cốt nằm ở giữa giai đoạn biến dị nhanh chóng như DNH 155 càng quý giá. Theo tiến sĩ Stephanie từ Đại học Johanesburg (Nam Phi), thành viên nhóm nghiên cứu, DNH 155 là một trong các mẫu vật được bảo quản tốt nhất của loài này và việc tiếp tục nghiên cứu cơ thể ta sẽ đem đến nhiều hiểu biết hơn về tổ tiên xa xôi của con người hiện đại.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Những 'dị thú' từng xuất hiện ở Việt Nam, con vật cuối cùng ai nhìn cũng ám ảnh
CLIP: Sư tử đực nổi điên, lao tới cắn xé xe ô tô khiến du khách hoảng hồn
CLIP: Bị cầy mangut 'đánh úp' từ phía sau, rắn hổ mang chưa kịp phản ứng đã bị kẻ đi săn lôi đi xềnh xệch
CLIP: Trâu rừng dũng cảm húc tung sư tử để giải cứu đồng loại và cái kết ít ai đoán được
CLIP: Đi săn trâu rừng, sư tử bị con mồi hành cho nhừ tử
Việt Nam có một loại gỗ 'đắt hơn vàng', chỉ còn 8 cây ngoài tự nhiên