Ngỡ ngàng thủy quái "nàng tiên cá" xuất hiện cạnh khu mộ cổ
Những điều ít biết về một số động vật sinh sản mà không cần giao phối / Các phi tần phải cởi bỏ trang phục và quấn chăn kín người trước khi được thái giám đưa đến hầu hạ Hoàng đế, nguyên nhân là vì sao?
Ban đầu, họ có ý định tìm kiếm mộ cổ hoặc xác ướp động vật như mèo, chó, cá sấu, chim… là những con vật bị "tuẫn táng" theo chủ nhân, hoặc được chôn như một món đồ tùy táng công phu và xa hoa trong những ngôi mộ, kim tự tháp quyền quý.
Một trong các mảnh hóa thạch - Ảnh: Mohamed Korany Ismail Abdel-Gawad
Nhưng bộ hài cốt to lớn được tìm thấy được nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Mohamed Korany Ismail Abdel-Gawad (Đại học Cairo, Ai Cập) được xác định mà một người họ hàng cổ quái và tuyệt chủng từ lâu của những con… bò biển.
Hậu duệ của "thủy quái" , tức bò biển ngày nay - Ảnh: National Geographic
Bò biển, là những con vật khổng lồ lẽ ra chỉ tồn tại ở những vùng đại dương xa xôi và có khí hậu lạnh, còn có biệt danh "nàng tiên cá". Theo nhiều truyền thuyết, bò biển do những thiếu nữ bất hạnh hóa thân thành và hay giúp đỡ tàu bè gặp nạn. Người Malaysia gọi nó là "Dugong", theo tiếng địa phương nghĩa là "thiếu nữ biển khơi". Người phương Tây thì cho rằng bóng dáng bò biển ngoi lên từ xa khá giống hình tượng người phụ nữ đang ôm đứa trẻ trong tay, còn tiếng kêu của nó như tiếng hát.
Bò biển là động vật có vú, nhưng từ hàng chục triệu năm trước đã tiến hóa để phù hợp với đại dương, 4 chân biến thành vây. "Thủy quái" này có 4 chân đã biến đổi hoàn chỉnh.
Phát hiện nói trên đã gây bối rối. Giả thuyết nó là con vật được đem từ biển về chôn cùng các quý tộc Ai Cập như những con mèo hay cá sấu là khá vô lý, nên các nhà khoa học đã quyết định dùng những kỹ thuật cao hơn để phân tích xương.
Khu mộ cổ gần nó, nơi hàng loạt mộ phần quý tộc cùng xác ướp động vật được khai quật - Ảnh: Sergey/ Adobe Stock
Kết quả cho thấy nó xưa hơn các ngôi mộ cổ gần đó đến 40 triệu năm, nhưng như vậy có nghĩa nó từng… bơi ở đây. Tất nhiên, nó không thể bơi trong cát sa mạc, mà 40 triệu năm trước sa mạc này phải là biển khơi!
Năm 2016, tại một sa mạc khác ở Ai Cập tên Wadi El Hitan, người ta đã tìm thấy một số bộ xương cá voi. Có thể nói phát hiện mới về bò biển cổ đại đã củng cố thêm lý thuyết Ai Cập vài chục triệu năm trước là một vùng biển nông ngập đầy "thủy quái".
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách
CLIP: Sóc nhỏ "chơi khăm" linh miêu và cái kết đầy bi thảm