Nguyên mẫu lịch sử của Thư phi trong "Hậu Cung Như Ý Truyện": 13 tuổi vào cung, sinh con trai nhưng yểu mệnh, lúc chết được Hoàng đế đích thân cúng tế
Những điều ít biết về một số động vật sinh sản mà không cần giao phối / Những chuyện kỳ bí xung quanh bàn cầu cơ
Thư phi Diệp Hách Na Lạp thị xuất thân từ Mãn Châu Chính Hoàng Kỳ, thuộc dòng dõi cao quý, cữu ruột là Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực, tằng tổ phụ là đại thân Nạp Lan Minh Châu dưới thời Hoàng đế Khang Hi.
Tháng 2 năm Càn Long thứ 6 (tức năm 1741), Diệp Hách Na Lạp thị 13 tuổi tham gia Bát kỳ tuyển tú. Với xuất thân cao quý, dung mạo hơn người nên Diệp Hách Na Lạp thị trở thành nữ nhân duy nhất được chọn trong kỳ tuyển tú năm đó. Sau khi vào cung, nàng nhận sơ phong Thư tần.
Không lâu sau đó, Ngụy thị trở thành phi tần của Hoàng đế Càn Long, sơ phong Lệnh tần và dần dần làm lu mờ hình bóng của Thư tần Diệp Hách Na Lạp thị trong tim Hoàng đế. Năm Càn Long thứ 13 (năm 1748), Hoàng đế Càn Long đại phong hậu cung, lúc đó Thư tần và Lệnh tần đều được tấn phong làm phi, tức Thư phi và Lệnh phi.
Tuy nhiên, lúc này Hoàng đế vẫn còn sủng ái Thư phi Diệp Hách Na Lạp thị rất nhiều, thường xuyên lật thẻ bài thị tẩm của nàng. Chính vì vậy mà nàng nhanh chóng hạ sinh một Hoàng tử, tức Hoàng thập tử. Nhưng Hoàng thập tử yểu mệnh, đã qua đời khi mới 3 tuổi.
Để an ủi Thư phi Diệp Hách Na Lạp thị, Hoàng đế đã giao Thập nhất a ca Vĩnh Tinh (con trai của Gia Quý phi) cho Thư phi nuôi dưỡng. Vài năm sau, Hoàng đế tiếp tục giao cho Thư phi chăm sóc Hòa Thạc Hòa Khác Công chúa (con gái của Lệnh phi). Có thể thấy được, trong lòng Hoàng đế Càn Long, Thư phi vẫn có một vị trí nhất định.
Từ đó, ngoại trừ những lúc chăm sóc Thập nhất a ca Vĩnh Tinh và Hòa Thạc Hòa Khác Công chúa, Thư phi thường xuyên cùng Hoàng đế Càn Long xuất cung du tuần.
Năm Càn Long thứ 40, Lệnh Hoàng quý phi Ngụy thị qua đời, hậu cung lúc đó không còn Hoàng hậu hay Quý phi nào nữa nên Thư phi đã trở thành người đứng đầu các phi tần.
Tuy nhiên, chỉ 2 năm sau, Thư phi đã hoăng thệ (chết) ở tuổi 48. Lúc đó, Hoàng đế Càn Long đã đích thân đến trước quan tài của nàng tế rượu, đồng thời phái Lục a ca Vĩnh Dung, Thập nhất a ca Vĩnh Tinh, Miên Ức (con trai thứ 5 của Ngũ a ca Vĩnh Kỳ), Miên Thông (con trai trưởng của Lục a ca Vĩnh Dung) và nhiều người khác đến chịu tang Thư phi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Người phụ nữ nghèo đổi đời nhờ nhặt được viên ngọc trai quý hiếm trong lúc nấu ăn, trị giá bằng cả căn nhà
Trong 'Tây Du Ký', con quái vật duy nhất đã hơn một lần ăn thịt Đường Tăng, bạn có biết đó là ai không?