Khám phá

Hài cốt cổ đại ở Indonesia hé lộ một chủng người đã biến mất

Một phụ nữ được chôn cất cách đây 7.200 năm ở Indonesia thuộc chủng người tuyệt chủng chưa từng được biết đến, theo phân tích gen mới tiết lộ.

Khai quật mộ cổ Trung Quốc 1.600 tuổi, bất ngờ tìm thấy 2 bộ hài cốt trong tư thế "Romeo và Juliet" / Phát hiện hài cốt người đàn ông lạ 'tay trong tay' với hoàng đế trong lăng mộ hoàng đế - hoàng hậu: Bí mật động trời nằm ngoài sử sách!

Bộ gen của người phụ nữ cổ đại cũng tiết lộ rằng, cô ấy là họ hàng xa của thổ dân Úc ngày nay và người Melanesia - người bản địa trên những hòn đảo của New Guinea và Tây Thái Bình Dương, có tổ tiên là những người đầu tiên đến châu Đại Dương.

Giống như thổ dân Úc và người New Guinea, người phụ nữ này có một tỷ lệ ADN đáng kể thuộc về một chủng người cổ xưa được gọi là người Denisovan.

Điều đó trái ngược hẳn với những người săn bắn hái lượm cổ đại khác từ Đông Nam Á, chẳng hạn như người ở Lào và Malaysia, theo đồng trưởng nhóm nghiên cứu Cosimo Posth, Giáo sư tại Trung tâm Senckenberg về Tiến hóa Con người và Môi trường Palaeoen tại Đại học Tübingen ở Đức.

Những khám phá về gen này cho thấy, Indonesia và các hòn đảo xung quanh, một khu vực được gọi là Wallacea, “thực sự là điểm gặp gỡ cho sự kiện giao phối lớn giữa người Denisovan và người hiện đại trong chuyến hành trình đầu tiên đến châu Đại Dương”, GS Cosimo Posth nói với Live Science trong một email.

Các nhà nghiên cứu từ lâu đã quan tâm đến Wallacea. Người ta ước tính rằng, con người cổ đại đã du hành qua Wallacea ít nhất 50.000 năm trước (thậm chí có thể trước 65.000 năm) trước khi họ đến Úc và các đảo xung quanh.

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy nơi chôn cất người phụ nữ bí ẩn trong hang động Leang Panninge trên đảo Sulawesi của Indonesia vào năm 2015.

Hang động nơi các nhà khảo cổ phát hiện hài cốt cổ đại ở Indonesia.

Hang động nơi các nhà khảo cổ phát hiện hài cốt cổ đại ở Indonesia.

“Đây là một khám phá thú vị, vì đây là lần đầu tiên một bộ hài cốt người tương đối hoàn chỉnh được tìm thấy cùng với các hiện vật của nền văn hóa “Toalean” - những người săn bắn hái lượm bí ẩn sinh sống ở bán đảo phía Tây Nam Sulawesi từ khoảng 8.000 đến 1.500 năm trước”, đồng trưởng nhóm nghiên cứu Adam Brumm, Giáo sư khảo cổ học tại Đại học Griffith ở Úc, cho biết.

Để tìm hiểu thêm về người phụ nữ này, qua đời ở tuổi 18 theo một phân tích giải phẫu tiết lộ, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu DNA cổ đại còn được lưu giữ trong xương tai trong của cô.

Serena Tucci, Trợ lý Giáo sư nhân chủng học tại Đại học Yale và là điều tra viên chính của Phòng thí nghiệm Human EvolutionaryGenomics, cho biết: “Đây là một thành tựu lớn bởi chúng ta đều biết ADN cổ đại không được bảo quản tốt ở các vùng nhiệt đới. Chỉ một vài năm trước, chúng tôi thậm chí còn không tưởng tượng được điều này có thể khả thi”.

Phân tích đánh dấu lần đầu tiên các nhà khoa học nghiên cứu bộ gen người cổ đại ở Wallacea. Bộ gen của người phụ nữ cho thấy, cô ấy có quan hệ họ hàng với thổ dân Úc và người Papua ngày nay, Posth nói. Tuy nhiên, dòng dõi cụ thể của cô ấy đã tách khỏi những quần thể này từ thời điểm sớm.

 

Hơn nữa, dòng dõi của người phụ nữ này dường như không còn tồn tại ngày nay, khiến nó trở thành “chủng người mới chưa từng được biết đến. Nói cách khác, người phụ nữ Toalean cổ đại này có bộ gen không giống với bất kỳ người hoặc nhóm người hiện đại nào được biết đến có tồn tại từ quá khứ xa xưa” – GS Adam Brumm cho biết.

Do đó, các nhà nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy người hiện đại ở Sulawesi có nguồn gốc từ những người săn bắn hái lượm Toalean, ít nhất là dựa trên bộ gen của người phụ nữ này. Có lẽ người phụ nữ Toalean này có tổ tiên địa phương từ những người cổ đại sống trên đảo Sulawesi trước khi Úc và các đảo xung quanh có dân cư sinh sống.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm