Khám phá

Trong "cánh cổng" của tòa thành cổ lừng danh con đường tơ lụa có hàng trăm hài cốt trẻ sơ sinh, liệu có phải là một nghi thức lễ tế?

Giao Hà - một thành phố từng nổi danh trên con đường tơ lụa giờ chỉ còn là phế tích với rất nhiều bí ẩn vẫn đang chờ đợi giải đáp.

Những bí ẩn trong lịch sử làm đau đầu các nhà khoa học / Khai quật lăng mộ con trai vị tướng tài của Lưu Bị: Lật tẩy cái chết bí ẩn sau 1.800 năm, chính người cha cũng không ngờ tới!

Thành cổ Giao Hà cho đến thời điểm hiện tại là thành phố được xây dựng bằng gạch nung lớn nhất, lâu đời nhất và được bảo tồn một cách nguyên vẹn nhất. Cũng là thành phố duy nhất tại Trung Quốc qua 2000 năm vẫn được bảo tồn hoàn chỉnh, là “mẫu vật” nghiên cứu thành phố đại danh tiếng trên thế giới. Thành cổ Giao Hà từng là một trong những thành phố phồn hoa nhất trên con đường tơ lụa nổi danh. Cùng với Cổ Lâu Lan nổi danh Tây Vực được mệnh danh là “Pompeii của Phương Đông”.

Trong cánh cổng của tòa thành cổ lừng danh con đường tơ lụa có hàng trăm hài cốt trẻ sơ sinh, liệu có phải là một nghi thức lễ tế? - Ảnh 1.

Thành cổ Giao Hà

Nơi đây từng là vương thành của Jushi quốc ở Tây Vực. Có lẽ nhờ có khí hậu được thiên nhiên ưu đãi mà những ngôi thành cổ ở Tân Cương còn tương đối nguyên vẹn. Đương nhiên, cũng có liên quan rất lớn tới phong cách kiến trúc của người dân thời đó, càng không giống như trong ấn tượng của chúng ta.

Mỗi không gian căn phòng trong thành phố này đều là một tác phẩm điêu khắc hoàn mỹ. Không giống như những cung điện tại khu vực đồng bằng Trung Nguyên được xây dựng từ dưới lên, xây dựng chồng lên những phế tích ban đầu, thời gian xây dựng những kiến trúc trên mặt đất sớm hơn dưới lòng đất, chứng minh người dân thành Giao Hà xây dựng những kiến trúc mới dựa vào việc đào sâu dưới những kiến trúc cũ ở phía trên. Người dân Giao Hà xây dựng những căn phòng bằng cách càng lúc càng khoét sâu xuống phía dưới. Cuối cùng cũng thành công trong việc chạm khắc lên một toà thành giữa hoang mạc. Thực sự khiến người ta kinh ngạc.

Trong cánh cổng của tòa thành cổ lừng danh con đường tơ lụa có hàng trăm hài cốt trẻ sơ sinh, liệu có phải là một nghi thức lễ tế? - Ảnh 2.

Kiến trúc hành phố này là sự tổng hợp của phần lớn các yếu tố có lợi về mặt quân sự: Một bên gần đường không hề có cửa sổ hay cửa ra vào, tiến vào cũng không tìm thấy bóng dáng của tường thành, thành phố đầy những con hẻm sâu chằng chịt,... Có lẽ người dân thành phố Giao Hà từng thời khắc luôn phải chịu đựng một mối đe dọa nào đó về mặt quân sự. Nhưng ngay cả khi kiến trúc quân sự đậm nét đến vậy, có lẽ vì kẻ địch quá mạnh nên Giao Hà vẫn biến mất.

Ở phía Tây Bắc của thành Giao Hà, một nhà nhà khảo cổ học khi đang dạo quanh đã phát hiện một cánh cổng được xây dựng với kiến trúc khác lạ. Khi đến gần nhìn thì phát hiện trên đó có rất nhiều ô chữ nhật với kích thước giống nhau. Tìm bên trong lại thấy một chiếc xương sườn của trẻ sơ sinh, điều này khiến ông vô cùng kinh hãi. Mỗi hốc đều là hài cốt của một đứa bé. Thậm chí trên các vách đá trong thành phố đều có thể vô tình thấy người ta tạo thành một hang động nhỏ để chôn cất đứa trẻ.

Trong cánh cổng của tòa thành cổ lừng danh con đường tơ lụa có hàng trăm hài cốt trẻ sơ sinh, liệu có phải là một nghi thức lễ tế? - Ảnh 3.

Điều khiến họ ngạc nhiên chính là, thành Giao Hà cũng có một khu mộ riêng biệt, nhưng tại sao một số lượng lớn mộ của hài nhi lại được chôn ở đây? Liệu có phải là một lễ hiến tế? Hay là một cuộc giết chóc tàn bạo?

 

Nó làm dấy lên cuộc thảo luận trong giới khảo cổ: Điều gì đã xảy ra hàng ngàn năm trước gây nên cái chết cho rất nhiều trẻ sơ sinh ở đây? Liệu cái chết của những đứa bé này có liên quan đến sự biến mất của thành phố cổ đại này hay không?

Trong cánh cổng của tòa thành cổ lừng danh con đường tơ lụa có hàng trăm hài cốt trẻ sơ sinh, liệu có phải là một nghi thức lễ tế? - Ảnh 4.

Sau đó, các nhà khảo cổ học đã lấy tấm vải liệm của đứa bé để tiến hành kiểm nghiệm, kết quả thu được chứng minh những tấm vải đó xuất hiện vào thời Nguyên, Minh.

Dựa vào kết quả nghiên cứu này, các nhà khảo cổ khẳng định khu mộ này có lẽ là một hình thức chôn cất riêng biệt của người dân địa phương và mới xuất hiện sau xâm lược của Hãn quốc Sát Hợp Đài vào thời nhà Nguyên.

Các ghi chép đều cho thấy, sau cuộc xâm lược, người dân nơi đây vẫn tiếp tục sinh sống trên mảnh đất này. Nếu như nghi thức chôn cất này được thực hiện bởi những cư dân cuối cùng của thành Giao Hà, thì lý do họ biến mất vẫn là câu hỏi lớn dành cho các nhà khảo cổ.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm