Tào Tháo không ít lần tặng mỹ nhân cho Quan Vũ để lấy lòng, vì lý do gì Quan Vũ không bao giờ để mắt tới?
Lương Sơn Ngũ hổ tướng và Tam Quốc Ngũ hổ tướng, bên nào lợi hại hơn? / Năm đen tối và biến động nhất trong lịch sử Tam Quốc: 1 gian hùng, 2 mưu sĩ, 8 dũng tướng qua đời
Theo trang Qulishi (Trung Quốc), lý do Quan Vũ không để mắt đến người đẹp Tào Tháo tặng có liên quan đến người vợ của ông.
Ghi chép về vợ Quan Vũ
Trong "Tam quốc diễn nghĩa" không hề có mô tả liên quan đến gia đình Quan Vũ, vợ ông chỉ được viết sơ lược. Nhưng trong "Toàn tượng thông tục Tam quốc chí truyện" có ghi chép vợ cả của Quan Vũ tên là Hồ Định Kim.
Khi Lưu Bị dẫn Quan Vũ, Trương Phi và những người khác tới đóng quân tại Kinh Châu, có một thiếu niên rất bảnh bao tên Hoa Quan Sách đến tìm Quan Vũ. Sau khi gặp mặt và dập đầu bái lạy Quan Vũ, Hoa Quan Sách cho Quan Vũ biết mình là con trai ông.
Từ nhỏ Quan Sách và người mẹ Hồ Định Kim đã sống nương tựa vào nhau. Sau này do gia đình quả thật quá nghèo khó, Hồ Định Kim đành gửi Quan Sách cho một gia đình họ Hoa nuôi nấng.
Về sau, biết được Quan Vũ đi theo Lưu Bị, là người vang danh thiên hạ và định cư tại Kinh Châu, Hoa Quan Sách bèn vâng theo lời mẹ, lặn lội đến tìm cha.
Ghi chép về nguyên quán của Quan Vũ có khá nhiều phiên bản, trong "Tam quốc chí Quan Vũ truyện" từng ghi lại rằng: Quan Vũ vốn tên là Quan Trường Sinh, tự là Vân Trường, là người huyện Giải, quận Hà Đông.
Ảnh minh họa.
Do quan huyện vùng này tham lam háo sắc, giết hại bá tánh, Quan Trường Sinh có lòng chính nghĩa đã tự tay diệt trừ tên quan huyện, rồi ông đổi tên thành Quan Vũ.
Từ đó, Quan Vân Trường rời khỏi huyện Giải, lưu vong đến quận Trác. Chính tại quận Trác, Quan Vũ quen được với hai người Lưu Bị và Trương Phi.
Trong cuốn thoại bản "Tam quốc chí bình thoại" thời nhà Nguyên có ghi chép rất rõ, gia tộc Quan Vũ là một dòng họ trí thức, ông nội Quan Vũ tên là Quan Thẩm, tự là Vấn Chi, sống tại thôn Thường Bình, huyện Giải. Cha của Quan Vũ tên là Quan Nghị, tự là Đạo Viễn.
Sau khi cha của Quan Vũ là Quan Nghị qua đời, Quan Vũ cất nhà chịu tang cha ba năm. Sau khi kết thúc ba năm chịu tang, cũng tức là ngày 24 tháng 6 năm 160, Quan Vũ cưới Hồ Định Kim - người vợ thanh mai trúc mã, lớn lên bên nhau của ông.
Trong "Quy điền toả ký" thời nhà Thanh có ghi chép: Quan Vũ từ nhỏ đã ngang bướng, sau khi thành hôn với Hồ Định Kim, có một lần ông nhảy qua cửa sổ ra ngoài chơi đùa, nghe thấy một cụ già hàng xóm đang khóc sụt sùi giữa đêm khuya.
Quan Vũ đến hỏi thăm, biết được lý do cụ già khóc là bởi huyện lệnh có ý cưỡng ép con gái của cụ. Sau khi biết đầu đuôi mọi chuyện, Quan Vũ phẫn nộ nhấc bảo kiếm xông vào nha môn chém giết.
Huyện lệnh và trợ tá của hắn tất nhiên không thoát được khỏi kiếp nạn. Quan Vũ biết chuyện không hay, đành phải để lại người vợ Hồ Định Kim đang bụng mang dạ chửa ở nhà, mình thì bỏ chạy đến quận Trác.
Từ đó có thể thấy, nếu như nói cả đời Quan Vũ hổ thẹn với ai, vậy thì đó chính là người vợ Hồ Định Kim của ông.
Không để mắt đến mỹ nhân do Tào Tháo tặng vì thấy có lỗi với vợ?
Sau khi Quan Vũ mượn nước dìm bảy đạo quân, Tào Nguỵ lựa chọn bắt tay với Đông Ngô, Lã Mông khéo bày mưu kế, liên thủ giết hại Quan Vũ và con nuôi Quan Bình của ông.
Kinh Châu thất thủ và cái chết của Quan Vũ ảnh hưởng khá lớn tới nước Thục. Nước Thục có dấu hiệu từ thịnh biến thành suy. Sau khi cha con Quan Vũ bị giết chết tại Mạch Thành, Lã Mông bắt vợ và con gái của Quan Vũ định cư tại phụ cận Kinh Châu làm tù binh, đưa đến Giang Đông.
Lúc này, Lã Mông trở thành dao thớt, Hồ Định Kim là thịt cá. Tuy Hồ Định Kim phải chịu uất ức, nhưng vì con gái Quan Ngân Bình của mình, bà lựa chọn âm thầm chịu đựng, không tìm đến cái chết.
Hồ Định Kim vốn là một người đàn bà yếu đuối, nửa đời trước đã phải một mình nuôi lớn con trai do Quan Vũ trốn đi nơi khác, nửa đời sau lại bị bắt làm tù binh vì danh tiếng của Quan Vũ.
Kẻ xưa nay trọng trung nghĩa, nghĩa khí cao ngút trời như Quan Vũ, nếu nói cả đời ông hổ thẹn với ai, vậy thì đó chính là người vợ Hồ Định Kim của ông.
Nếu Quan Vũ còn nhận những mỹ nữ Tào Tháo tặng mình, vậy thì ông còn mặt mũi nào để đứng trước với vợ mình?
Ảnh minh họa.
Sau khi Lưu Bị qua đời tại thành Bạch Đế một khoảng thời gian, áp lực của Tào Nguỵ khiến Gia Cát Lượng phải bắt tay giảng hoà với Đông Ngô thêm một lần nữa, nhờ đó hai mẹ con Hồ Định Kim cũng được đón về nước Thục.
Quan Ngân Bình vẫn luôn u sầu vì cái chết của Quan Vũ và Quan Bình. Là quân chủ nước Thục, Lưu Thiện hiển nhiên sẽ đối xử tốt với con cháu của Quan Vũ.
Nhưng Quan Ngân Bình lại không hề thích lụa là gấm vóc hay cuộc sống giàu sang mà Lưu Thiện ban tặng. Là con gái nhà tướng, Quan Ngân Bình vẫn cả ngày làm bạn với đao thương.
Về sau Mạnh Hoạch lại nổi loạn, Quan Ngân Bình đi theo Gia Cát Lượng đến phương Nam dẹp loạn. Trong quá trình dẹp yên cuộc nổi loạn của Mạnh Hoạch, Quan Ngân Bình được Gia Cát Lượng làm mối, gả cho tài tử nước Thục là Lý Khôi.
Sau khi dẹp yên cuộc nổi loạn của Mạnh Hoạch, Lý Khôi được Gia Cát Lượng phong làm Hán Hưng đình hầu. Lý Khôi cùng vợ mình là Quan Ngân Bình ở lại vùng ấy trấn thủ biên cương cho nước Thục.
Năm Kiến Hưng thứ 9, Lý Khôi qua đời vì bệnh tật, con trai của ông và Quan Ngân Bình là Lý Di được thừa kế tước vị, đảm nhiệm chức Thái thú Kiến Ninh.
Suốt phần đời còn lại, Quan Ngân Bình và con trai là Lý Di vẫn luôn trấn thủ biên cương cho nước Thục. Nhìn lại cuộc đời Quan Vũ, ông gần như không hề chăm sóc được cho vợ con được là bao.
Mỹ nhân duy nhất từng khiến Quan Vũ rung động
"Tam Quốc diễn nghĩa" hầu như không đề cập tới đời tư và chuyện tình cảm của Quan Vân Trường. Tuy nhiên, theo ghi chép trong "Tam Quốc chí", độc giả sẽ tìm được một mỹ nhân từng khiến ông rung động.
Đó là khi Tào Tháo cùng Lưu Bị bao vây tiến đánh Hạ Bì, Lữ Bố phái thuộc hạ Tần Nghi Lộc đi cầu cứu Viên Thuật. Viên tướng họ Tần lập tức nhận mệnh lên đường, bỏ lại người vợ Đỗ thị trong thành.
Viên Thuật có ý giữ Tần Nghi Lộc lại phe mình và cho ông cưới vợ nhà Hán. Quan Vũ biết chuyện, nhiều lần thỉnh cầu Tào Tháo sau khi đánh hạ thành trì thì ban Đỗ thị cho mình.
Đỗ thị là phu nhân nhà họ Tần, nổi tiếng xinh đẹp. Tào Tháo lúc đầu đáp ứng yêu cầu của Quan Vũ, nhưng tới khi tận mắt nhìn thấy mỹ nhân họ Đỗ thì đem lòng say đắm, tìm cách chiếm đoạt nàng.
Tào Tháo vốn nổi tiếng háo sắc, từng chiếm đoạt mẹ của Hà An, con dâu của Hà Tiến, thím của Trương Tú... Lần này, phu nhân Đỗ thị cũng được đưa vào hậu cung Tào Ngụy. Ngay tới con trai của Tần Nghi Lộc và nàng cũng được Tào thu nhận làm con nuôi.
Thời điểm này, nhóm người của Quan Vũ, Lưu Bị vẫn chưa đứng vững, nên Quan Vũ không thể tranh giành cùng Tào Tháo, cũng kể từ đó, mối quan hệ của Quan Vũ – Tào Tháo đã bắt đầu rạn nứt.
Theo quan điểm của Qulishi, điều này cho thấy Quan Vũ dù sống rất có nguyên tắc nhưng ít nhất, ông cũng từng có một lần rung động trước người khác ngoài vợ mình. Tuy nhiên, "anh hùng khó qua ải mỹ nhân", dù có thật là như thế thì cũng không làm ông mất đi hình tượng anh dũng trong mắt độc giả.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Chỉ 4 cao thủ có thể đánh bại Cưu Ma Trí trong Thiên Long Bát Bộ: Ba trong đó là sư huynh đệ
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Cao thủ có con mắt tinh tường nhất của Kim Dung: Cả đời nhận 4 đồ đệ, hai trong đó là đệ nhất thiên hạ