Khám phá

Hàng loạt dấu tay "loài người ma" xuất hiện ở Tây Tạng

Những dấu bàn tay và bàn chân trên tảng đá bí ẩn có niên đại 169.000-226.000 năm trước có thể là một trong những tác phẩm nghệ thuật lâu đời nhất nhân loại, thuộc về một "loài người ma" là tổ tiên của nhiều người châu Á.

Những bức tranh tường trong đường hầm cổ đại khiến đội khảo cổ kinh ngạc: Loài người đã từng nuôi khủng long? / Biến đổi khí hậu có thể khiến loài người tuyệt chủng?

Theo Gizmodo, tảng đá bí ẩn đợc phát hiện gần làng Quesang ở Tây Tạng (Trung Quốc), gồm 5 dấu tay và 5 dấu chân đối xứng dường như được đặt lên một cách cố ý trên bề mặt một loại đá vôi nước ngọt mềm gọi là travertine. Qua hàng trăm ngàn năm, travertine hóa thạch và tạo nên một tác phẩm vĩnh cửu.

Hàng loạt dấu tay loài người ma xuất hiện ở Tây Tạng - Ảnh 1.
Tác phẩm nghệ thuật hóa thạch của "loài người ma" được khai quật ở Tây Tạng - Ảnh: Đại học Cornell

Tờ Sci-News dẫn lời tiến sĩ Thomas Urban từ Khoa Cổ điển, Đại học Cornell: "Không có lời giải thích thực tế nào cho những điều này. Dưới góc nhìn của tôi, chúng ta có thể nghĩ về vấn đề này như một hành vi nghệ thuật, một hành vi sáng tạo, một cái gì đó riêng biệt của con người. Mặt thú vị của điều này là nó xuất hiện quá sớm".

Trên cơ sở tính chất kích thước các bàn tay và bàn chân, các nhà khoa học tin rằng "tác giả" của tác phẩm cổ đại này là 2 đứa trẻ.

Hàng loạt dấu tay loài người ma xuất hiện ở Tây Tạng - Ảnh 2.
Ảnh: Đại học Cornell

Sự hiện diện này dường như đã kết nối với nhiều tác phẩm nghệ thuật hang động "mới hơn", khoảng vài ngàn, vài chục ngàng năm trước, từng được tìm thấy ở Tây Tạng.

Một bí ẩn lớn hơn là giống loài của 2 nghệ sĩ "nhí". Niên đại đó rơi vào thời mà chi Người (Homo) của chúng ta còn rất nhiều loài. Các loài người khác chỉ mới tuyệt chủng khoảng 30.000 năm trước, để lại Người Hiện Đại (Homo sapiens) chúng ta đơn độc.

Các phân tích và một số bằng chứng cổ sinh học gần đó làm dấy lên nghi ngờ họ chính là "loài người ma" Denisovans.

 

Người Denisovans được cho là có mức tiến hóa không kém cạnh mấy so với Homo sapiens chúng ta, và đã từng hôn phối dị chủng với tổ tiên chúng ta ở nhiều nơi trên thế giới. Gọi họ là "loài người ma" bởi chưa có bộ hài cốt nào của họ được tìm thấy. Bằng chứng sinh học trực tiếp duy nhất là một ít DNA mờ nhạt tại một hang động khác thuộc Tây Tạng.

Thế nhưng người Denisovans vẫn hiện diện rõ ràng trong dòng máu nhiều người châu Á. Một nghiên cứu từng khẳng định 40% người châu Á sở hữu một chiếc chân răng hàm kiểu Denisovans.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm