Khám phá

Hàng loạt "kim tự tháp" đắp từ xác người trong lịch sử Trung Hoa

Lịch sử Trung Hoa cổ đại từng ghi nhận sự tồn tại của không ít các công trình được ví như “kim tự tháp”. Vậy nhưng, sự thật đẫm máu ẩn sau những kiến trúc ấy lại là điều ít ai biết tới.

Mức thu nhập "trên trời" của các đao phủ thời cổ đại: Ngoài lương còn có khoản "kiếm chác" không ngờ / Lao Ái: Dựng nghiệp nhờ “năng lực đàn ông” rồi nhận kết cục bi đát cũng vì điều này

Trong những cuốn cổ thư của Trung Quốc, “khanh sát” là từ ngữ để chỉ phương thức tàn sát được xuất hiện với mật độ tương đối nhiều. Điều này khiến nhiều người không khỏi thắc mắc: “Khanh sát” là cách giết như thế nào?

Ảnh minh họa.

Phân tích theo cách chiết tự, “khanh” có nghĩa là hố, “sát” là giết. Cũng bởi vậy, không ít người lầm tưởng rằng “khanh sát” là cách “đào hố để chôn sống tập thể”. Vậy nhưng, cách lý giải phổ biến này liệu có chính xác?

Đắp "kim tự tháp" từ... xác người

Trong trận chiến tại Trường Bình diễn ra vào thời Chiến quốc, hơn 40 vạn quân của nước Triệu đã đầu hàng Tần quốc. Ngoại trừ 240 người được điều về nước để truyền tin, số quân sĩ còn lại toàn bộ đều phải chịu án “khanh sát”.

Câu hỏi được đặt ra là: Với con số 40 vạn người, quân Tần phải đào bao nhiêu cái hố mới có thể đủ để “chôn sống”?

 

Đây cũng là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của các học giả và chuyên gia sử học của Trung Quốc. Một khảo chứng mới đây đã khẳng định, kỳ thực “khanh sát” không phải là đào hố chôn sống như mọi người vẫn nghĩ.

Theo đó, từ ngữ trên dùng để chỉ hành động giết chết toàn bộ quân địch, đem thi thể chất chồng lên nhau, sau đó dùng đất đắp lại và tạo nên những nấm mồ khổng lồ giống hình kim tự tháp.

Loại “kim tự tháp” man rợn này được sử sách nhiều lần nhắc tới với những cái tên như “kinh quán”, “kinh khâu”, “võ quân”… Trong đó, “kinh quán” là từ được sử dụng phổ biến hơn cả.


Theo các sử gia, những kim tự tháp đắp từ xác người này được dựng nên với mục đích răn đe quân địch, đồng thời được xem như “chiến tích” hiển hách” cần lưu lại cho hậu thế. (Ảnh minh họa).

Theo các sử gia, những kim tự tháp đắp từ xác người này được dựng nên với mục đích răn đe quân địch, đồng thời được xem như “chiến tích” hiển hách” cần lưu lại cho hậu thế. (Ảnh minh họa).

Lại nói tới cuộc chiến giữa Tần quốc với Triệu quốc năm xưa, tướng Bạch Khởi quả thực đã sử dụng “khanh sát” để dựng nên một kim tự tháp chứa tới 40 vạn xác người.

 

Cụm từ “thi thể chồng chất như núi” cũng bắt nguồn từ những “kinh quán” được dựng nên từ xương máu của kẻ bại trận sau mỗi cuộc chiến tranh.

“Kinh quán” được sử sách ghi chép sớm nhất trong cuốn “Tả truyện”. Theo đó, vào năm 597 TCN, quân Sở đã đánh bại quân Tấn ở đất Tất (nay là phía đông nam Võ Trắc, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc).


Kinh quán được xem như một thứ chiến lợi phẩm được phe thắng xây dựng sau mỗi cuộc chiến tranh. (Tranh minh họa).

"Kinh quán" được xem như một thứ chiến lợi phẩm được phe thắng xây dựng sau mỗi cuộc chiến tranh. (Tranh minh họa).

Sau chiến cuộc, đại thần Phan Đảng đề nghị với Sở Trang Vương xây dựng một “kinh quán” từ xác của quân Tấn, vừa để uy hiếp quân địch, đồng thời cho hậu thế biết tới võ công và uy danh của cha ông.

Sở Trang Vương nghe vậy, không những không tán thành mà còn nói:

 

“Đây không phải là thứ ngươi có thể hiểu được. Chữ ‘võ’ được tạo thành từ chữ ‘chỉ’ và chữ ‘qua’.

‘Võ công’ chân chính cấm sự tàn bạo, lấy việc thủ tiêu chiến tranh, củng cố công lao, sự nghiệp, lấy sự yên ổn của bách tính làm đầu, chứ không phải dùng những thi thể chất chồng của quân địch mà khoe khoang võ lực.

Quân sĩ nước Tấn vì phụng mệnh quân chủ của họ mà chết trận, ta sao có thể dùng xương máu của họ để xây cái gọi là ‘kinh quán’ đây?”

Sau đó, Sở Trang Vương sai người mai táng của các binh sĩ tử trận của Tấn quân, đồng thời làm lễ tế bái tổ tiên trên đất Tấn rồi thu quân trở về.

Cho tới ngày nay, câu chuyện đầu tiên có sự xuất hiện của “kinh quán” vẫn được lưu lại trong “Đông Chu liệt quốc chí” của Phùng Mộng Long như một bài học về cách đối nhân xử thế.

 

Chỉ tiếc rằng, những bậc đế vương có lòng nhân nghĩa như Sở Trang Vương lại tồn tại quá ít. Trong những thời đại sau đó, “kinh quán” đã trở thành những công trình phổ biến, nhiều tới nỗi khiến cho sử cũ “ghi mãi không xuể”.

Nhan nhản những "kinh quán" đẫm máu được dùng để... ghi công

Lúc Tần triều còn hưng khởi, Tần Thủy Hoàng sau khi tiêu diệt nước Triệu đã đắp nên “kinh quán” từ máu xương của những người dân Hàm Đan năm đó.

Có học giả còn đưa ra chứng cớ khẳng định: Thủy Hoàng khi đốt sách, chôn người tài, xử tử nho sinh…cũng cho dựng những “kim tự tháp” đẫm máu kia để răn đe thị chúng.

Hậu nhân học tập tiền nhân, khi Tây Sở bá vương khởi nghĩa chống lại Tần triều, Hạng Vũ cũng dùng những “kinh quán” ấy để đưa 20 vạn tù binh Tần triều trở thành người thiên cổ.

 

Trong trận chiến Quan Độ diễn ra vào thời Tam Quốc, Tào Tháo cũng đã dùng phương thức “khanh sát” giết chết 8 vạn hàng quân của Viên Thiệu.

Tới năm Ngụy Cảnh thứ 2, khi chinh phục Liêu Đông của Công Tôn Uyên, Tư Mã Ý cũng giết hại 7000 bách tính tại nơi này theo cách tương tự.

Trong cuốn “Tam Quốc chí”, ở phần “Ngụy thư” còn lưu lại câu chuyện về việc Đặng Ngải dùng thi thể quân Thục để chất xác, xây đài tại Miên Trúc vào tháng 10 năm 263.


Theo quan niệm của người Trung Quốc, mộ phần là nơi an nghỉ cho những người đã khuất. Vậy nhưng, việc xây đắp kinh quán bằng thi thể của quân địch chẳng khác nào sự hình phạt ở mức trọng tội của phe thắng đối với phe bại trận. (Tranh minh họa).

Theo quan niệm của người Trung Quốc, mộ phần là nơi an nghỉ cho những người đã khuất. Vậy nhưng, việc xây đắp "kinh quán" bằng thi thể của quân địch chẳng khác nào sự "hình phạt ở mức trọng tội" của phe thắng đối với phe bại trận. (Tranh minh họa).

Trong những cuộc chiến xâm lược, quân đội Trung Hoa cũng sử dụng thủ đoạn tàn bạo này trên những mảnh đất nằm ngoài lãnh thổ của mình.

 

Sử cũ còn ghi, vào năm Canh Dần (1410), sau khi bắt được Giản Định đế của nhà Hậu Trần, Tổng binh Trương Phụ cùng Phó Tổng binh Vương Hữu được lệnh vua Minh đem quân trở về Bắc Kinh.

Trước khi thu binh, Trương Phụ làm một trận càn quét lớn, đánh dẹp lực lượng nổi dậy của Nguyễn Sư Cối tại Đông Triều (Hải Phòng), chém giết hơn 2000 tù binh.

Sau đó, Trương Phụ đã làm nên một màn “mưa máu gió tanh” trên lãnh thổ Đại Việt. Phụ sai người xây dựng “kinh quán”, tức là chồng chất thây người thành đống lớn, sau đó lấy đất bùn phủ lên, cốt để khoe khoang “công trạng” cùng răn đe quần chúng.


Xây kinh quán là một việc làm phi nghĩa được các triều đại Trung Hoa lặp đi lặp lại nhiều lần trong các cuộc nội chiến và xâm lược. (Tranh minh họa).

Xây "kinh quán" là một việc làm phi nghĩa được các triều đại Trung Hoa lặp đi lặp lại nhiều lần trong các cuộc nội chiến và xâm lược. (Tranh minh họa).

Trải qua thời gian, những “kim tự tháp” xây từ xác người đã chỉ còn là những phế tích. Tại Lộc Trại (Quảng Tây, Trung Quốc) ngày nay vẫn còn lưu lại những văn tự được khắc trên đá để chứng minh cho sự tồn tại của “kinh quán” năm xưa.

 

Theo đó, vào năm Vạn Lịch thứ 3 dưới thời nhà Minh, quân triều đình đã trấn áp cuộc nổi dậy của người Choang và người Dao tại đây. Theo sử cũ ghi chép, quân Minh trảm “hơn 510 thủ cấp”, dựng thành “kinh quán”.

Ngày nay, Giang Tô vẫn lưu lại còn một điểm tham quan có tên “Oa tử mộ phần” (mộ của người Oa) tại Giang Tô. Đây thực chất là một “kinh quán” lưu lại thi thể củ quân Nhật bị tiêu diệt tại Thông Châu trong những năm Gia Tĩnh dưới thời nhà Minh.

Tới năm 1919, Trạng nguyên Trương kiển của Thanh triều đã tu sử lại nơi đây và đổi tên thành “kinh quán đình”.

"Tự đào mồ chôn mình" cũng bởi "kinh quán"

Đối với các triều đại Trung Hoa, “kinh quán” được xem như một công trình để lưu lại những chiến công để đời cho hậu thế. Trên thực tế, đây lại là những minh chứng về sự hám sát, tàn bạo và khát máu của những bậc đế vương thiếu nhân nghĩa.

 

Vậy nhưng, những đội quân Trung Hoa cũng đã không ít lần trở thành nạn nhân của những “kinh quán” được xây bởi quân địch của mình.

Năm xưa, Tùy Dạng Đế Dương Quảng từng ba lần thất bại trong việc chinh phục Cao Câu Ly. Vua Cao Câu Ly sau khi đánh lui quân Tùy đã sai người gom xác quân địch chất thành đống, sau đó đắp thành “kinh quán” để tuyên dương chiến công.

Tới khi nhà Đường hưng khởi, Đường Thái Tông phái sứ giả tới đàm phán cùng triều đình Cao Câu Ly, “kinh quán” năm xưa mới được dỡ bỏ, nhưng nỗi nhục tiền triều vẫn bị sử sách đời đời ghi lại.

Ngày nay, tại đền Toyokuni ở quận Higashiyama (Kyoto, Nhật Bản) vẫn lưu lại một ngôi mộ kỳ lạ. Ngôi mộ này không chôn cất thi thể mà lưu giữ tới… 2 vạn chiếc tai và mũi của người.


Ít ai biết rằng, điểm du lịch nổi tiếng tại Kyoto này từng là dấu ấn cho sự thất bại ê chề của quân Minh và Cao Ly trước binh lính Nhật vào thế kỷ 16. (Ảnh: nguồn internet)

Ít ai biết rằng, điểm du lịch nổi tiếng tại Kyoto này từng là dấu ấn cho sự thất bại ê chề của quân Minh và Cao Ly trước binh lính Nhật vào thế kỷ 16. (Ảnh: nguồn internet)

 

“Mộ tai” này có niên đại từ thời nhà Minh (tính theo lịch Trung Quốc). Năm xưa, tướng Toyotomi Hideyoshi được lệnh mang quân xâm lược Cao Ly và Hoàng đế Vạn Lịch khi đó có gửi quân viện trợ cho Cao Ly.

Trên chiến trường, quân Nhật chiếm ưu thế. Chủ tướng ra lệnh cho quân sĩ: Cứ giết được 1 người đều phải cắt tai và mũi của người đó rồi ướp muối, lưu lại để tiện cho việc… ghi công!

Sau này, quân Nhật coi số tai và mũi của lính Cao Ly cùng quân Minh như chiến lợi phẩm, đem về nước mai táng vào cùng một ngôi mộ.

Lúc đầu, ngôi mộ này được gọi là “mộ mũi”, sau đổi thành “mimizuka” (nghĩa là mộ tai). Vào năm 1968, ngôi mộ tai Mimizuka này đã được chính phủ Nhật Bản công nhận là một di tích lịch sử cấp quốc gia.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm