Phò tá Tần Thủy Hoàng và 2 lý do giúp Vương Tiễn tránh được "cái dớp" chết chóc bi thảm
Mức thu nhập "trên trời" của các đao phủ thời cổ đại: Ngoài lương còn có khoản "kiếm chác" không ngờ / Lao Ái: Dựng nghiệp nhờ “năng lực đàn ông” rồi nhận kết cục bi đát cũng vì điều này
Trong lịch sử Trung Quốc có rất nhiều bậc công thần vì Hoàng đế mà không tiếc thân mình. Nhưng khi đế nghiệp đã thành, họ lại bị quân chủ thanh trừng thẳng tay bởi sự nghi kỵ. Những bậc danh thần như Hàn Tín, Lam Ngọc, Bạch Khởi… năm xưa đều chịu chung kết cục bi thảm ấy.
Thế nhưng mọi sự trên đời đều có ngoại lệ. Dưới thời Tần Thủy Hoàng, từng có một vị tướng xứng danh khai quốc công thần, nhưng không những không bị thanh trừng mà còn được hưởng sự viên mãn về cả sự nghiệp và phúc thọ.
Vị công thần may mắn nhất Trung Hoa ấy chính là Vương Tiễn – một trong tứ đại danh tướng cuối thời Chiến Quốc.
Vị tướng "về hưu" khi đang ở đỉnh cao danh vọng
Vương Tiễn (304 TCN – 214 TCN) sinh tại Tân Dương Đông (Thiểm Tây, Trung Quốc ngày nay).
Ông được biết tới là một đại danh tướng của Tần quốc cuối thời Chiến Quốc. Công lao của ông góp một phần không nhỏ giúp Thủy Hoàng nhất thống Trung Hoa và lập ra nhà Tần.
Cả một đời đánh trận, Vương Tiễn lập được nhiều chiến công huy hoàng, từng công phá nước Triệu, nước Yến, nước Sở… Tài năng quân sự đứng ngang hàng với những danh tướng như Liêm Pha, Lý Mục và chỉ xếp sau một người duy nhất là Bạch Khởi.
Thế nhưng xét về cuộc đời, Vương Tiễn may mắn hơn nhiều so với Bạch Khởi. Bởi ông chẳng những được hưởng phúc mấy đời về đường quan lộ, mà còn có cơ hội được trải qua những năm tháng an yên khi về già.
Sau khi giúp Thủy Hoàng nhất thống thiên hạ, Vương Tiễn đã thẳng thắn xin từ chức ở ẩn ngay khi đang đứng trên đỉnh cao của sự nghiệp. Có lẽ, bởi vị tướng ấy từ sớm đã thấu hiểu được triết lý sâu xa trong câu nói: "Gần vua như gần hổ".
Nếu chiếu theo thông lệ thời bấy giờ, việc này vốn không được Tần Thủy Hoàng cho phép. Nhưng Vương Tiễn viện cớ tuổi già sức yếu, lại nhiều lần ngỏ ý từ chức, nhà vua cuối cùng cũng đành đồng ý.
Sau khi Vương Tiễn rời khỏi chốn quan trường, Tần Thủy Hoàng tiếp tục trọng dụng con trai ông là Vương Bôn (có tài liệu ghi là Vương Bí). Nối bước cha mình, Vương Bôn cũng trở thành một danh tướng lẫy lừng.
Ông lập công đầu trong trận đánh tiêu diệt lục quốc, chiếm của nước Sở tới mười mấy thành trì, nắm trong tay Đại Lương, tiêu diệt Ngụy quốc, công phá nước Tề, tiếp tục giúp nhà Tần chinh phục thiên hạ.
Từ việc Tần Thủy Hoàng trọng dụng Vươn Bí, có thể thấy bản thân vị Hoàng đế vốn tính đa nghi ấy lại hết lòng tin tưởng Vương Tiễn cũng như gia tộc họ Vương.
Sau này, cháu trai Vương Tiễn là Vương Ly cũng được nhà vua hết lòng bồi dưỡng, cho phép kế thừa tước hiệu của phụ thân, trở thành đại tướng quân nhà Tần.
Gia tộc của Vương Tiễn 3 đời đều được Hoàng đế trọng dụng, con cháu đều xếp vào hàng danh tướng. Đó quả là ngoại lệ hiếm hoi trong lịch sử, và càng đặc biệt hơn khi ngoại lệ ấy lại xuất hiện dưới thời Tần Thủy Hoàng – một vị vua nổi tiếng hung tàn và đa nghi.
Cứu cả gia tộc thoát khỏi lời nguyền vấy máu vốn đeo bám các bậc khai quốc công thần
Không ít bậc công thần của các triều đại Trung Quốc đều chịu chung kết cục bi thảm đến từ những lời gièm pha và sự nghi kỵ của Hoàng đế. (Tranh minh họa).
Vậy đâu là lý do giúp Vương Tiễn cũng như gia tộc của mình thoát khỏi "lời nguyền" máu chảy đầu rơi của các bậc khai quốc công thần?
Lý giải về điều này, các sử gia Trung Quốc hiện đại đưa ra những nhận định sau đây:
Thứ nhất, việc Vương Tiễn không bị Tần Thủy Hoàng ra tay thanh trừng trước hết bắt nguồn về tuổi tác của Hoàng đế.
Bản thân Tần Thủy Hoàng năm 13 tuổi đã kế vị, 39 tuổi thống nhất cơ nghiệp, làm chủ triều đình khi đang ở độ tuổi trẻ trung khỏe mạnh, nên việc giết công thần là không cần thiết.
Ông lên ngôi khi còn tuổi chưa quá già, mà các tướng lĩnh kỳ cựu lúc bấy giờ hầu hết đã tuổi cao sức yếu, dần dần cũng sẽ bị "thay máu", nên không cần "đại khai sát giới" như Lưu Bang hay Chu Nguyên Chương.
Tần Thủy Hoàng nắm quyền khi còn đang ở độ tuổi sung mãn, nên việc trừ khử các tướng lĩnh lớn tuổi là chuyện không cần thiết với vị Hoàng đế này. (Hình minh họa).
Thứ hai, kết cục tốt đẹp của gia tộc họ Vương cũng đến từ sự tức thời của Vương Tiễn.
Vị danh tướng này vốn không phải là người "hữu dũng vô mưu", biết rời khỏi chốn quan trường đúng lúc để tạo cơ hội cho con cháu tiếp bước.
Hơn nữa bản thân Vương Tiễn cũng không ham vinh quyền, không có tư lợi, nên Thủy Hoàng cũng không việc gì phải trừ khử ông để lưu lại tiếng xấu.
Năm xưa Bạch Khởi từng vì chối từ lời đề nghị của quân chủ nên mới bị kẻ xấu gièm pha mà chết.
Hàn Tín từng vì ăn nói lỗ mãng mà để Lưu Bang ghi hận trong lòng, lại bán bạn cầu vinh, hay tỏ thái độ bất bình nên mới bị xử tử.
Còn Lam Ngọc cũng vì ham muốn chức vị Thái Sư mới khiến vua Minh nung nấu ý định diệt trừ.
Suy cho cùng, bậc công thần có thể được yên ổn hưởng phúc phần hay sẽ bị diệt trừ do nghi kỵ, âu cũng bắt nguồn từ thái độ mà ra…
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ