Khám phá

Những lời trăn trối ứng nghiệm trong lịch sử Trung Quốc: Luật nhân quả là có thật

Ngũ Tử Tư, Lưu Bị, Bạch Khởi... là những nhân vật trong lịch sử của Trung Quốc từng để lại lời trăng trối mà về sau, hậu thế càng ngẫm càng thấy đúng.

Mức thu nhập "trên trời" của các đao phủ thời cổ đại: Ngoài lương còn có khoản "kiếm chác" không ngờ / Lao Ái: Dựng nghiệp nhờ “năng lực đàn ông” rồi nhận kết cục bi đát cũng vì điều này

Lịch sử Trung Hoa từng lưu lại không ít những câu di ngôn, lời trăng trối nổi tiếng của các nhân vật lịch sử. Trong số đó, có những câu nói ngày nay vẫn khiến cho người đời tiếc nuối mãi không thôi, lại có những lời làm hậu thế không khỏi rùng mình khi đã ứng nghiệm thành sự thật.

Liệu rằng đó có phải chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên của bánh xe lịch sử? Hay phải chăng đó chính là minh chứng rõ ràng cho triết lý "nhân quả báo ứng" mà người đời thường nhắc tới?

1. Lời tiên tri của Ngũ Tử Tư trước lúc chết

"Sau khi ta chết, hãy lấy mắt ta đặt trên Đông Môn, ta muốn tận mắt chứng kiến nước Ngô diệt vong!" (Lời trăn trối của Ngũ Tử Tư: Trích Sử ký – Ngũ Tử Tư liệt truyện).

Ngũ Tử Tư xuất thân là một đại phu nước Sở, sau trở thành tướng quốc nước Ngô vào thời Xuân Thu.

Sử cũ ghi lại, năm xưa Ngũ Tử Tư từng nhiều lần khuyên Ngô Vương Phù Sai giết Câu Tiễn. Tiếc rằng Ngô Vương nhiều lần xem lời nói của ông như "gió thoảng bên tai".

Sau này, Ngũ Tử Tư lại khuyên Ngô Vương trước tiên triệt hạ nước Việt, chưa cần gấp gáp đánh nước Tề. Nhưng Phù Sai cũng không hề để ý.

Không những nhiều lần bỏ qua lời can gián của bậc trung thần, khi Thái tể Bá Hi vu cáo Tử Tư thông đồng với nước Tề làm phản, Ngô Vương Phù Sai liền trực tiếp hạ lệnh ban chết cho vị quan họ Ngũ.

Chỉ đến khi đối mặt với kẻ mà quân vương sai tới giết mình, Ngũ Tử Tư mới biết mạng ông đã không thể cứu vãn. Trước lúc chết, ông để lại một câu trăn trối đầy tức tưởi:

 

"Sau khi ta chết, hãy lấy mắt ta đặt trên Đông Môn, ta muốn tận mắt chứng kiến nước Ngô diệt vong!"

Khi ấy, người đời chỉ xem lời nói của Ngũ Tử Tư là do uất hận mà thành. Không ngờ rằng, một thập kỷ sau ngày ông bị giết, nước Ngô quả nhiên đã diệt vong dưới tay Câu Tiễn của nước Việt!

2. Di ngôn của Lưu Bị ứng nghiệm một nửa

Những lời trăng trối ứng nghiệm trong lịch sử TQ: Luật nhân quả là có thật! - Ảnh 2.

"Khanh so với Tào Phi còn lợi hại hơn, nhất định có thể làm nên đại nghiệp. Nếu như con ta có tài, khanh hãy phò tá nó. Còn nếu không được, khanh hãy thay thế nó!" (Lưu Bị).

Trước lúc qua đời, Lưu Bị từng để lại di ngôn cho Khổng Minh:

 

"Khanh so với Tào Phi còn lợi hại hơn, nhất định có thể làm nên đại nghiệp. Nếu như con ta có tài, khanh hãy phò tá nó. Còn nếu không được, khanh hãy thay thế nó!"

Di ngôn của Lưu Bị phần nào cho thấy ông từ sớm đã nhìn ra rằng, con trai Lưu Thiện của mình không mấy tài cán, khó có thể làm nên đại nghiệp giữa thời kỳ loạn lạc này.

Di ngôn ấy cũng khẳngđịnh, Lưu Bị vốn biết rõ hơn ai hết về tài năng của Gia Cát Khổng Minh. Nhưng bản thân ông cũng thấu hiểu và tin tưởng hơn cả về thái độ làm người của vị quân sư ấy.

Nhìn lại lịch sử ngắn ngủi của nhà Thục Hán, có thể thấy di ngôn của Lưu Bị quả nhiên đã ứng nghiệm phân nửa. Bởi con trai Lưu Thiện của ông không thể gánh vác nghiệp lớn mà cha để lại. Chỉ tiếc rằng, Khổng Minh lại không phải là "người thay thế" như trong lời trăn trối của quân chủ.

3. Nhân quả báo ứng trong câu nói của Bạch Khởi trước lúc chết

 

Những lời trăng trối ứng nghiệm trong lịch sử TQ: Luật nhân quả là có thật! - Ảnh 3.

"Ta quả thực đáng tội chết. Trận đánh ở Trường Bình năm ấy, quân Triệu có mấy trăm ngàn người đầu hàng, ta đã lừa gạt đem họ chôn sống, từng ấy thôi cũng đủ tội chết rồi!". (Trích Sử Ký - Bạch Khởi Vương Tiễn liệt truyện)

Được xếp vào hàng ngũ một trong tứ đại danh tướng thời Chiến Quốc, nhưng ái tướng của nước Tần là Bạch Khởi lại bị chính quân chủ của mình ban cho tội chết.

Vào thời điểm chuẩn bị tự sát, ông chỉ có thể ngửa mặt than trời, trách cuộc đời bất công. Bạch Khởi nói:

"Ta đã phạm phải tội gì với trời cao mà phải chịu kết cục này?".

Nhưng sau đó, khi nhớ lại trận chiến Trường Bình, vị danh tướng họ Bạch ấy mới ngỡ ngàng hiểu ra cái gọi là "nhân quả báo ứng". Trước khi chết, ông cúi đầu nhận tội:

 

"Ta quả thực đáng tội chết. Trận đánh ở Trường Bình năm ấy, quân Triệu có mấy trăm ngàn người đầu hàng, ta đã lừa gạt đem họ chôn sống, từng ấy thôi cũng đủ tội chết rồi!".

Nói xong lời thú tội muộn màng này, Bạch Khởi dùng kiếm tự kết liễu cuộc đời của mình.

4. Câu nói cuối đời của Lý Tư khiến hậu thế rơi lệ

Những lời trăng trối ứng nghiệm trong lịch sử TQ: Luật nhân quả là có thật! - Ảnh 4.

"Cha thực sự muốn trở về lúc con còn nhỏ, hai cha con ta cùng nhau dắt chó ra cửa Thượng Thái Đông săn thỏ, nhưng giờ không thể được nữa rồi…" (Trích Sử Ký – Lý Tư liệt truyện).

Lý Tư là người có công lớn trong việc giúp Tần Thủy Hoàng thống nhất các nước chư hầu. Ông cũng từng giữ chức Thừa tướng dưới hai đời vua nhà Tần.

 

Sau khi Thủy Hoàng qua đời, Lý Tư từng thông đồng cùng Triệu Cao ngụy tạo di chiếu của Tần Thủy Hoàng, bức tử Thái tử Phù Tô để truyền ngôi cho con thứ Hồ Hợi.

Không ngờ rằng sau này, Lý Tư bị chính đồng đảng là Triệu Cao vu cho tội mưu phản, phải chịu án chém ngang eo và tru di tam tộc.

Lúc sắp bị hành hình, vị quan họ Lý nhìn về phía người con trai út trong đang xếp hàng đợi xử tử, đau xót mà nói rằng:

"Cha thực sự muốn trở về lúc con còn nhỏ, hai cha con ta cùng nhau dắt chó đi săn thỏ, nhưng giờ không thể được nữa rồi…"

5. Uất ức để đời của Nhiễm Mẫn vì giấc mộng Đế vương không thành

 

Những lời trăng trối ứng nghiệm trong lịch sử TQ: Luật nhân quả là có thật! - Ảnh 5.

"Các ngươi cũng chỉ là những kẻ làm phản giết sạch dòng họ Địch, ta là anh hùng một giới, sao lại không thể làm đế vương?". (Trích Tấn thư: Nhiễm Mẫn truyện)

Vào thời kỳ Ngũ Hồ thập lục quốc, Nhiễm Mẫn là một tên tuổi vô cùng nổi bật. Đó không ai khác chính là Nhiễm Mẫn – người thành lập nên nước Nhiễm Ngụy.

Mặc dù có tài năng nổi bật về quân sự, nhưng Nhiễm Mẫn lại chính là người thực hiện "Lệnh giết Hồ", tàn sát gần hết những người tộc Hồ thời bấy giờ.

Chính vì vậy mà xung quanh nhân vật lịch sử này, hậu thế vẫn còn tồn tại nhiều tranh cãi. Có người nói ông là bậc anh hùng, có người lại chỉ coi ông là kẻ "đồ tể".

Trong trận chiến cuối cùng, Nhiễm Mẫn thất thế vì bị kỵ binh vây khốn. Sau khi ông bị bắt, Chiêu Đế Mộ Dung Tuấn đến trước mặt ông nói rằng: "Ngươi chỉ là một kẻ hạ nhân, sao xứng đáng làm Hoàng đế".

 

Bấy giờ, Nhiễm Mẫn đáp trả: "Các ngươi cũng chỉ là những kẻ làm phản giết sạch dòng họ Địch, ta là anh hùng một giới, sao lại không thể làm đế vương?".

Mộ Dung Tuấn nghe xong những lời ấy, liền tức giận hạ lệnh chém chết Nhiễm Mẫn.

Tương truyền rằng, tại nơi ông bị xử chém, hoa cỏ xung quanh đều khô héo. Sau ngày ấy, nạn châu chấu hoành hành khắp nơi, hạn hán liên tục đe dọa dân chúng.

Tình hình nghiêm trọng kéo dài tới mấy tháng trời. Mộ Dung Tuấn không còn cách nào khác, đành truy phong Nhiễm Mẫn làm Võ Điếu Thiên Vương, còn cho người tới cúng tế ông mới có thể cứu vãn tình thế.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm