Hành trình vật lộn bắt "thủy quái" hải tượng nước ngọt hàng trăm kg
CLIP: Linh cẩu ‘láu cá’ cắn đúng vào ‘chỗ hiểm’ của trâu rừng đực / CLIP: Bé gái đánh răng cho cá sấu gây ‘sốt’
Vào mùa mưa ở Amazon, lượng lớn nước từ dãy Andes đổ xuống khiến cho những cánh rừng ở Brazil, Guyana và Peru bị ngập hàng mét. Với người dân ở đây thì lúc này là thời điểm thích hợp để đi săn cá pirarucu, một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới.
Để bắt những con cá nặng có khi lên tới hơn 200 kg, thợ săn phải sử dụng móc sắt và dây dù cỡ lớn. Từng có trường hợp họ bắt được cá pirarucu nặng tới 300 kg và dài hơn 3 mét. Cá pirarucu hoạt động khá giống cá chuối, nó có bong bóng khí và thường sẽ phải nổi lên mặt nước sau 20 phút để lấy oxy, và đó là cơ hội cho các thợ săn.
Trong tiếng địa phương, pirarucu có nghĩa là con cá màu đỏ. Tên này được đặt theo lớp vây của chúng, phản chiếu ánh sáng màu đỏ khi đang bơi. Lớp vây này hoạt động như chiếc áo giáp, rất dày và giúp chúng tránh tổn thương khi bị cá piranha tấn công.
Cá hải tượng long là loài săn mồi lớn nhất ở sông Amazon, không có loài vật nào bắt chúng để ăn thịt, kể cả cá sấu. Mối đe dọa duy nhất của loài này chính là con người. Chúng ăn thịt các loài cá khác là chủ yếu, nhưng những con non thì dựa vào côn trùng và giáp xác để sinh sống.
Đối với dân địa phương, thịt cá pirarucu nổi tiếng thơm ngon và là nguồn dinh dưỡng quý giá. Vì vậy, cá pirarucu bị đánh bắt rất nhiều và từng có nguy cơ tuyệt chủng. Kích thước của chúng cũng giảm đi so với trước đây. Nghiên cứu hồi năm 2002 cho thấy chỉ còn khoảng 800 con cá pirarucu trong tự nhiên.
Khi treo thẳng đứng, con pirarucu còn cao hơn cả người bình thường. May mắn là loài vật này dễ tồn tại trong môi trường nuôi nhốt. Điều quan trọng duy nhất là đảm bảo đầy đủ thức ăn cho chúng vì con trưởng thành có thể tăng 10 kg mỗi năm.
Loài vật khổng lồ từng bị đe dọa tuyệt chủng nay được nuôi phổ biến trên lưu vực sông Amazon ở Brazil. Một phần dẫn đến sự hồi sinh này là nhờ công của các đầu bếp địa phương, những người đã tuyên truyền cho các cộng đồng bản địa để đảm bảo sự sinh tồn của chúng.
Cá hải tượng long giờ đây đã trở thành món ăn phổ biến ở bang Amazonas của Brazil. Chính quyền địa phương cũng giúp bảo vệ loài vật này bằng cách chỉ cho phép đánh bắt trong giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 11 hàng năm để tránh mùa sinh sản của cá. Một hạn ngạch nhất định cũng được áp dụng cho từng địa phương.
Dự án đánh bắt cá pirarucu bền vững đã đi vào hoạt động từ năm 1999. Nhờ đó, số lượng cá pirarucu được ước tính lên tới 190.000 con vào năm ngoái.
Người dân địa phương cũng tham gia tích cực vào dự án này vì đối với họ, thịt cá piracucu có chất lượng vượt trội so với những loài cá khác.
End of content
Không có tin nào tiếp theo