Khám phá

Hậu cung không thể không có chủ, sau khi Lệnh Hoàng Quý Phi qua đời, ai sẽ là người tiếp quản hậu cung của Càn Long?

Càn Long là một vị hoàng đế cực kỳ trường thọ, trị vì trên ngai vàng đến 60 năm. Vì vậy mà ông không chỉ chứng kiến sự qua đời của rất nhiều hoàng tử mà còn là sự ra đi của nhiều hoàng hậu trong hậu cung của mình.

Gia Cát Lượng chết rồi, nhà Gia Cát gần như bị diệt sạch không còn ai, sao đến nay vẫn còn có hậu nhân của Gia Cát Lượng? / Tại sao Tử Cấm Thành ban đầu đóng cửa lúc 5 giờ chiều? Vì những bài học 61 năm trước quá sâu sắc

Ai cũng biết, Càn Long là một vị hoàng đế cực kỳ trường thọ, tổng cộng trị vì 60 năm, hưởng thọ 89 tuổi. Ông luôn muốn lập đích tử (con của Hoàng hậu) làm trữ quân (vua kế nhiệm), đích tử mà Hiếu Hiền Thuần hoàng hậu sinh - Vĩnh Liễn “thông minh quý giá, khí vũ bất phàm”. Khi Càn Long vừa kế vị thì đã bí mật lập người con trai này làm trữ quân. Nhưng đáng tiếc, Vĩnh Liễn lại chết yểu năm 9 tuổi khiến Càn Long đau lòng không thôi.

4d6ae5d635d742f39ba0cd30c71e49e0-ngoisaovn-w620-h314 3

Càn Long đã phải đổi qua 4 đời hoàng hậu trong suốt quá trình cai trị của mình. Các hoàng hậu cứ lần lượt rời đi bỏ rơi ông.

Sau này Hiếu Hiền Thuần hoàng hậu lại hạ sinh đích thứ tử (con trai thứ 2 của hoàng hậu) tên Vĩnh Tông, Càn Long cũng có ý định lập người này làm trữ quân nhưng nào ngờ vẫn chưa kịp lập thì Vĩnh Tông cũng chết yểu vì bệnh đậu mùa. Sau đó Hoàng hậu cũng qua đời, mãi trong suốt một khoảng thời gian dài, Càn Long không dám suy nghĩ về việc lập trữ quân, cho tới khi ông phát hiện hoàng tử thứ 5 của mình là Vĩnh Kỳ có tố chất để nối ngôi cho ông. Thế là ông sắc lập Vĩnh Kỳ làm Hòa Thạc Vinh Thân Vương, rồi cũng không may, sau khi sắc lập đến năm thứ 2 thì Vĩnh Kỳ cũng ốm bệnh qua đời.

Với sự trường thọ của mình, Càn Long đã phải chứng kiến hết người con trai này tới người con trai khác qua đời. Khi ông chuẩn bị truyền ngôi cho Thập Ngũ hoàng tử Vĩnh Diễm, ông đã đưa Vĩnh Diễm tới bái tế Vĩnh Liễn, còn ám thị Vĩnh Diễm rằng nếu không phải vì các anh trai của con mất sớm thì hoàng vị này cũng chẳng đến lượt con. Từ đó có thể thấy được sự bất lực và đau xót của Càn Long.

ba27-hzuhxyp7779596-ngoisaovn-w1019-h674 4

Ngoài các hoàng tử, Càn Long cũng phải chứng kiến rất nhiều các phi tử của mình qua đời. Đầu tiên là Hiếu Hiền Thuần hoàng hậu, bà là Nguyên phi chính thất của Càn Long, là một vị hoàng hậu hiền lành. Điểm này có thể nhận ra từ trong thụy hiệu “Hiếu Hiền” của bà, Càn Long cũng vô cùng yêu thương bà.

Càn Long vô cùng đau lòng vì sự ra đi của 2 vị đích tử, huống hồ là người mẹ sinh ra họ. Hiếu Hiền Thuần hoàng hậu hạ sinh cho Càn Long 2 trai 2 gái, cuối cùng lại chỉ còn công chúa Cố Luân Hòa Kính còn sống. Chẳng nghĩ cũng biết, thân làm mẹ như bà đã đau lòng biết bao. Thế nên vào năm thứ 2 sau khi Vĩnh Tông qua đời, hoàng hậu cũng u uất mà lâm chung.

 

Chính bởi hậu cung không thể không có chủ, thế nên Càn Long tuy đau lòng vì sự ra đi của Hiếu Hiền Thuần hoàng hậu nhưng vẫn phải bắt đầu suy nghĩ để ai tiếp tục tiếp quản hậu cung. Lúc này, dưới sự đề bạt của Thái hậu, Huy Phát Na Lạp Thị nhanh chóng được sắc phong làm Hoàng Quý Phi, tạm thời tiếp quản các việc trong hậu cung.

83d71931e26f43a8b5c92cedb2aeba26-ngoisaovn-w620-h314 2

Huy Phát Na Lạp Thị vốn dĩ là Trắc phúc tấn của Càn Long khi ông còn là vương gia, sau khi Càn Long đăng cơ được sắc phong làm Nhàn Phi, sau này được thăng lên làm Nhàn Quý Phi. Thực ra Nhàn Quý Phi không phải là người được sủng ái cho lắm nhưng bà khiến Thái hậu hài lòng là điều chắc chắn. Trong thời gian đảm nhiệm chức vị Hoàng Quý Phi, Huy Phát Na Lạp Thị xử lý quán xuyến hậu cung đâu vào đó, thế nên vào năm Càn Long thứ 15, bà chính thức được sắc phong làm Hoàng hậu.

Những ngày tháng như thế kéo dài được 15 năm, cho tới năm Càn Long thứ 30, Huy Phát Na Lạp Thị theo Càn Long đi tuần thị vùng Giang Nam. Không biết đã xảy ra chuyện gì, chỉ biết rằng hoàng thượng và hoàng hậu xảy ra mâu thuẫn vô cùng lớn, Càn Long tức giận hạ lệnh đưa hoàng hậu về cung trước. Sau đó lại thu hồi 4 phần sắc bảo Hoàng hậu, Hoàng quý phi, Nhàn quý phi, Nhàn phi của bà.

Lúc này, hiển nhiên là Huy Phát Na Lạp Thị không thể tiếp quản hậu cung được nữa, thế là Càn Long lại phải chọn ra một người mới, người này chính là Lệnh Phi mà mọi người đều biết. Lệnh Phi đã được thăng lên làm Lệnh quý phi vào năm Càn Long thứ 24. Khi Huy Phát Na Lạp Thị bị thu hồi lại sắc bảo chính là lúc mà Lệnh Phi đắc sủng. Thế nên Càn Long đưa bà thăng lên làm Hoàng quý phi, để bà tiếp quản hậu cung.

 

06a51f45619f453e919b81b8d249db44-ngoisaovn-w620-h320 0

Năm Càn Long thứ 38, Càn Long thông qua việc lập trữ quân bí mật, sắc lập con trai của Hoàng quý phi là Vĩnh Diễm lên làm Hoàng Thái tử. Thế nhưng 2 năm sau, Lệnh Hoàng quý phi lại ốm bệnh qua đời, hưởng thọ 49 tuổi. Cứ như thế, Càn Long lại bị mất đi một vị phi tử. Vậy sau khi Lệnh Hoàng quý phi qua đời, ai sẽ là người tiếp quản hậu cung của Càn Long?

Đáp án chính là Thư Phi Diệp Hách Na Lạp Thị. Bà vào cung năm Càn Long thứ 6, được phong làm Quý Nhân, tuy nhiên lại nhanh chóng được thăng lên làm Tần theo như ý chỉ của Hoàng Thái hậu. Năm Càn Long thứ 13, bà được thăng lên làm Thư Phi, sau đó hạ sinh Thập Hoàng tử, chỉ đáng tiếc là Thập Hoàng tử 3 tuổi đã chết yểu. Sau khi Lệnh Phi được thăng lên làm Quý phi, Thư Phi đã được xếp vào người đứng đầu trong cấp Phi vị.

c3888a02dde34daaa79a912daa59f874-ngoisaovn-w620-h320 1

Theo ghi chép, năm Càn Long thứ 26, Càn Long xuất cung tới Nhiệt Hà tiêu lộc, đi theo còn có Hoàng hậu, Lệnh quý phi, Thư phi, Dự phi, Quách quý nhân, Y quý nhân, Thụy quý nhân, Hòa quý nhân.

 

Năm Càn Long thứ 28, đi theo tới Nhiệt Hà có: Lệnh quý phi, Thư phi, Du phi, Uyển phi, Lan quý nhân, Chân quý nhân, Lâm quý nhân, Bạch thường tại, Lộc thường tại, Tân thường tại.

Năm Càn Long thứ 31, đi theo tới Mộc Lan có: Lệnh hoàng quý phi, Thư phi, Khánh phi, Dự phi, Dung tần, Lâm quý nhân, Lan quý nhân, Thường quý nhân, Lộc thường tại, Tân thường tại, Vĩnh thường tại, Ninh thường tại.

Năm Càn Long thứ 39, đi theo tới Nhiệt Hà có: Lệnh Hoàng quý phi, Thư phi, Thuận tần, Đôn tần, Lâm quý nhân, Lan quý nhân, Tân thường tại, Minh thường tại.

Từ những ghi chép này có thể thấy, Thư phi chính là người đứng đầu trong cấp phi vị. Thế nên khi Lệnh Hoàng quý phi qua đời, hậu cung sẽ tạm thời do Thư phi tiếp quản. Năm Càn Long thứ 40, Thư phi còn từng dẫn các phi tần khác tới thỉnh an Hoàng Thái hậu.

6974f6365175b82be164-ngoisaovn-w700-h393 5

Càn Long đã phải thay đổi người tiếp quản hậu cung hết người này tới người khác, chỉ đáng tiếc, Thư phi cũng không thể sống lâu hơn Càn Long. Năm Càn Long thứ 42, Thư phi qua đời ở tuổi 50. Sau bà, người đứng đầu trong các phi tử là Du phi, cũng là mẫu thân của Ngũ Hoàng tử Vĩnh Kỳ. Thế nhưng, Du phi cũng qua đời vào năm Càn Long thứ 57.

 

- Video: Ngắm sự kỳ vĩ và lộng lấy của Tử Cấm Thành từ trên cao. Nguồn: Sky Eye.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm