15 loài vật làm nên lịch sử trong các cuộc chiến tranh
Sự thật về 'miếng pizza khổng lồ' trên sao Mộc / Sao chổi sáng nhất 23 năm thống trị màn đêm thế giới
11. Bọ cạp
Quân đội La Mã đã đối mặt với một kẻ thù thậm chí còn tồi tệ hơn ong khi họ vây hãm những người Atrenian tại thành phố Hatra, gần Mosul trong thời hiện đại của Iraq, vào năm 198 TCN. Theo các ghi chép cổ xưa, người Atrenian dường như đã hoàn thiện một phương pháp xử lý bọ cạp để chúng không gây hại cho họ, cho phép họ bỏ vào chậu đất sét hàng chục sinh vật có nọc độc này và ném chúng xuống những người La Mã đang tấn công họ.
Theo ghi chép Herodian của Syria vào đầu thế kỷ thứ 3 SCN: "Những con côn trùng rơi vào mắt người La Mã và trên tất cả các phần không được bảo vệ trên cơ thể họ. Chúng lẫn vào trong quần áo trước khi được nhìn thấy, chúng cắn và đốt những người lính".
Khí hậu nóng và bệnh tật đã làm nốt phần còn lại. Cuối cùng, người La Mã đã phải từ bỏ Hatra.
Nhà sử học Adrienne của Đại học Stanford, người đã xuất bản cuốn sách về các chiến thuật đặc biệt cổ đại như bom bọ cạp, cho rằng người Atrenian xử lý bọ cạp bằng cách cọ xát vào đuôi của chúng, điều này làm cho chúng không hoạt động và mọi người dễ dàng nhặt chúng lên. Các nhà nghiên cứu hiện đại chế tạo bom bọ cạp bằng cách đưa những sinh vật này vào tủ lạnh trong vài phút.
12. Phi hành gia động vật
Sinh vật trái đất đầu tiên bay vào vũ trụ không phải là con người mà là nhiều loài động vật. Chúng tham gia cuộc chạy đua vũ trụ "Chiến tranh lạnh" giữa Mỹ và Liên Xô từ cuối những năm 40 đến 70 thế kỷ trước.
Năm 1947, trong chuyến bay động vật đầu tiên, một bình chứa đầy ruồi giấm đã đạt được độ cao 68 dặm (108 km) trên một chuyến bay thử nghiệm của Mỹ trên một tên lửa Đức V2. Bình ruồi giấm này sau đó hạ độ cao bằng dù, và chúng vẫn còn sống khi tiếp đất.
Chuột, ếch, lợn guinea, chó và khỉ cũng trở thành phi hành gia trong những năm tiếp theo. Năm 1948, một con khỉ nâu rezut tên Albert trở thành động vật linh trưởng đầu tiên bay vào không gian, cũng trên một tên lửa V2. Năm 1957, chú chó Laika của Liên Xô trở thành động vật đầu tiên bay vào quỹ đạo trên tàu Sputnik 3. Cả Albert và Laika đều sống sót trong những chuyến đi không gian của chúng, đó cũng là số phận chung của nhiều con thú bay thử nghiệm.
Phi hành gia động vật nổi tiếng nhất của Mỹ là con tinh tinh Ham, "phi hành gia họ người đầu tiên trong vũ trụ". Ham bay trên tàu Mercury được phóng lên bởi tên lửa Redstone vào ngày 31/1/1961. Ham đã được lựa chọn từ hơn 40 con tinh tinh của Không lực Mỹ và nó đã được đào tạo để có thể kéo đòn bẫy nếu thấy đèn nhấp nháy.
Ham đã bay gần 17 phút trước khi tàu Mercury rơi xuống Thái Bình Dương. Con tinh tinh chỉ bị một vết thâm tím trong suốt cuộc hành trình và thực hiện tất cả các công việc kéo ðòn bẫy chỉ chậm hơn một chút so với trên trái đất, cho thấy con người cũng sẽ chịu đựng được những căng thẳng của chuyến bay. Hành trình lịch sử của Ham đã mở đường không gian cho những phi hành gia con người đầu tiên.
13. La
Con la đóng một vai trò rất quan trọng trong suốt lịch sử chiến tranh bằng cách vận chuyển người, thực phẩm, nước, lều bạt, vũ khí, đạn dược và các vật dụng cần thiết khác của quân đội.
Sinh ra bằng cách phối giống giữa một con lừa đực và một con ngựa cái, con la được ưa chuộng hơn những con ngựa vì khả năng chịu tải trọng cao, sự bền bỉ và thuần tính hơn. Chúng cũng khá thông minh.
Mỗi nhóm 8 người lính La Mã được phân bổ một con la để mang lều và các đồ đạc tiếp liệu của họ. Vào năm 49 TCN, Julius Caesar bắt đầu cuộc nổi dậy chống lại Rome bằng cách băng qua con sông Rubicon trên một chiếc xe ngựa mượn từ một tiệm bánh gần đó để ông có thể di chuyển mà không bị nghi ngờ gì.
Những chú la cũng được sử dụng làm vật cưỡi ở những nước có thời tiết khắc nghiệt hoặc khi băng qua những ngọn núi: Napoléon Bonaparte cưỡi một con la qua dãy núi Alps khi ông dẫn quân đội Pháp tiến vào Ý năm 1800. Trong Thế chiến I, quân đội Mỹ đã sử dụng khoảng 571.000 con ngựa và la ở châu Âu, và có khoảng 68.000 con đã bị giết trong các cuộc chiến.
Sau này, la vẫn tiếp tục được sử dụng trong các hoạt động quân sự: lực lượng Mỹ ở Afghanistan, la đóng vai trò cung cấp hàng tiếp tế cho các tiền đồn ở xa xôi, trong các vùng núi; trong quân đội Pakistan, la được đào tạo và có thể mang được 70 kg hàng và đi hơn 20 km.
14. Dơi
Bom dơi là loại vũ khí thử nghiệm kỳ lạ được quân đội Mỹ phát triển trong Chiến tranh thế giới thứ 2. Chúng được thiết kế để gây ra hàng ngàn đám cháy trên đất khắp Nhật Bản để trả thù cho cuộc tấn công của Nhật Bản tại Trân Châu cảng.
Kế hoạch đánh bom dơi sẽ cho 1.000 con dơi sống trên mỗi quả bom, với một thiết bị kích hoạt nhỏ được trang bị cho mỗi con dơi. 1.000 con dơi sẽ được đặt trong một cái vỏ có thể thả rơi khỏi máy bay chiến đấu của Mỹ ở Nhật. Ý tưởng là những con dơi và thiết bị gây cháy của chúng sẽ tìm kiếm những ngôi nhà hay những tòa nhà bằng gỗ ở Nhật, nơi chúng sẽ gây ra hỏa hoạn.
Kế hoạch bom dơi dường như đã được nghiên cứu kỹ, vì nó được “phát minh” bởi một người bạn của Đệ nhất phu nhân Eleanor Roosevelt, và đã được Tổng thống Roosevelt chấp thuận vào năm 1942. Quân đội Mỹ đã chi hơn 2 triệu USD để tiến hành kế hoạch này.
Hơn 6.000 con dơi đã được sử dụng trong các cuộc kiểm tra bom dơi: hầu hết chúng lao thẳng xuống mặt đất hoặc bay đi. Tuy nhiên, cũng có nhiều con đã gây ra hỏa hoạn và đốt cháy một ngôi làng Nhật Bản mô phỏng, một căn cứ của quân đội Mỹ và chiếc xe của một viên tướng trước khi chương trình bị hủy bỏ.
15. Sư tử biển
Cùng với việc dùng cá heo cổ chai làm tài sản quân sự, Hải quân Mỹ còn chú ý đến khả năng của sư tử biển California. Những động vật có vú sống dưới nước này có tầm nhìn tuyệt vời trong môi trường ánh sáng thấp, và thính giác dưới nước của chúng cũng rất tốt. Chúng có thể bơi 40 km/h và lặn sâu tới 305m.
Cũng giống như cá heo, Hải quân Mỹ đào tạo sư tử biển để định vị và đánh dấu vị trí các quả mìn trên biển và các mối đe dọa khác - trong đó có thợ lặn và đội bơi của đối phương. Chúng được đào tạo để gắn một cái vòng đặc biệt vào thợ lặn hoặc những kẻ phá hoại ngầm, giúp bắt những kẻ tình nghi phải trồi lên mặt nước.
Một con sư tử biển đặc biệt mang camera có thể cung cấp cảnh quay video trực tiếp dưới nước. Chỉ cần 1 con sư tử biển, 2 người đàn ông và 1 chiếc thuyền cao su là có thể thay thế một tàu hải quân đầy đủ kích thước, phi hành đoàn và một nhóm thợ lặn để tìm kiếm các vật thể dưới đáy đại dương.
15 loài vật làm nên lịch sử trong các cuộc chiến tranh phần 1 (CHI TIẾT)
15 loài vật làm nên lịch sử trong các cuộc chiến tranh phần 2 (CHI TIẾT)
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khẩu súng đắt nhất thế giới trị giá hơn 110 tỷ: Chỉ vài người có khả năng mua, làm bằng chất liệu độc nhất
Người đàn ông mua chiếc ấm nứt vì đam mê, nào ngờ là đồ cổ 250 năm được định giá hơn 17 tỷ đồng
Không phải người ngoài hành tinh, con người có thể là sinh vật có trí tuệ duy nhất trong vũ trụ?
Ngôi chùa cổ sở hữu 4 chiếc cột gỗ quý hơn 'kim cương' giá 3400 tỷ: Người người xếp hàng vào xem!
Cặp vợ chồng sững sờ phát hiện chiếc bình sứ chắn cửa nhà suốt 36 năm lại có giá trị đến 30 tỷ đồng
Chiếc giường gỗ có giá trị nhất miền Tây: Chế tác bằng gỗ quý hàng đầu Việt Nam, trả 3 tỷ không bán