Hé lộ cái chết bí ẩn của các "ma cà rồng" ở Ba Lan
Mực ma cà rồng sống lâu nhờ cách giao phối kỳ dị / Khoa học lý giải sự tồn tại của ma cà rồng
Các bộ xương "ma cà rồng" bị đặt đá và lưỡi hái ngang cổ họng nhằm cắt đầu hoặc ngăn chúng cắn, hút máu người khác khi đội mồ sống dậy. Ảnh: Daily Mail |
Trong thế kỷ 17 và 18, những người tình nghi là ma cà rồng đã bị chôn cất theo các nghi lễ kỳ quặc để xua đuổi tà ma và ngăn họ đội mồ sống dậy một lần nữa. Tuy nhiên, thay vì là những con quái vật hút máu, các cuộc kiểm tra mới nhất hé lộ, họ thực chất là những nạn nhân thuở ban đầu của bệnh dịch tả và từng bị coi là khả nghi, do họ chết vô cùng đột ngột.
Giới khảo cổ học đã phát hiện 6 trong số hàng trăm bộ xương cổ ở một nghĩa địa ở thị trấn Drawsko Pomorskie, tây bắc Ba Lan, có các tảng đá và lưỡi hái đặt ngang trên cổ họng hoặc bụng của chúng trong những lễ tang kỳ dị, để tránh điều không may như trên. Ban đầu, các chuyên gia từng cho rằng, mọi người bị nghi ngờ là ma cà rồng vì họ là các đối tượng vãng lai, mới chuyển đến khu vực trước khi chết.
Dẫu vậy, các nhà khoa học hiện đã phân tích men răng trích lấy từ răng của 6 "ma cà rồng" cùng với 60 cá nhân khác được chôn cất trong nghĩa địa. Họ khám phá ra rằng, thay vì là người nhập cư, họ là cư dân địa phương và cái chết của họ trong mắt những người khác là kỳ lạ vì nhiều lí do.
Nhóm nghiên cứu tuyên bố, các vụ chôn cất dường như xảy ra trong một thời kỳ, khi dịch tả hoành hành ở Đông Âu và các "ma cà rồng" này có thể là những người đầu tiên tử vong trong các đợt dịch bùng phát.
Tiến sĩ Lesley Gregoricka đến từ Đại học Nam Alabama (Mỹ), người đứng đầu nghiên cứu, giải thích: "Người dân giai đoạn sau trung cổ đã không hiểu rõ cơ chế lây lan của bệnh dịch tả. Thay vì một lời giải thích khoa học cho dịch bùng phát, bệnh dịch tả và các trường hợp tử vong vì nó được quy cho thế lực siêu nhiên, trong trường hợp này là ma cà rồng".
Trong giai đoạn sau trung cổ ở Đông Âu, những người phải đi phát vãng khi còn sống vì dị tật cơ thể kỳ lạ, những đứa con rơi hoặc chưa được rửa tội và bất kỳ ai qua đời bất thường, kể cả những người đầu tiên chết vì một một căn bệnh truyền nhiễm bùng phát, đều bị coi là dễ có khả năng hồi sinh sau khi chết, hoặc trở thành ma cà rồng. Ảnh: Daily Mail |
Các truyền thuyết về ma cà rồng nêu rằng, sức mạnh của chúng có thể được truyền cho các nạn nhân thông qua vết cắn, rất giống một căn bệnh. Trong một số câu chuyện, chẳng hạn như bộ phim dài tập Blade, việc hút máu của ma cà rồng được khắc họa là lây lan qua một virus.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu mới đăng tải trên tạp chí PLOS One, mặc dù thủ phạm có thể là một căn bệnh, nhưng sự quy kết ma cà rồng không phải vì nó đã biến các nạn nhân thành kẻ hút máu. Thay vào đó, thông qua việc giết chết những người nhiễm bệnh theo một cách chưa từng thấy trước đây, căn bệnh đã khiến các nạn nhân bị những người khác trong vùng ngờ vực, đặc biệt khi có thêm nhiều người cũng bắt đầu chết theo cách tương tự như vậy.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Quái vật Bigfoot hiện nguyên hình giữa màn đêm, ảnh cận cảnh khiến netizen thế giới sửng sốt?
Điều gì sẽ xảy ra nếu phi hành gia đi tè trên mặt trăng? Hậu quả vô cùng kinh khủng
Bạn có biết loại cây duy nhất này chỉ Việt Nam mới có, chưa từng xuất hiện trên thế giới
Quốc gia dự trữ vàng nhiều nhất thế giới: Gấp 4 lần Trung Quốc, 3 nước châu Âu cộng lại cũng không bằng
Ngư dân nhặt được rùa vàng nhỏ liền đổi lấy 1 triệu đồng, khóc ròng khi biết giá trị thật lên đến 660 tỷ