Khoa học lý giải sự tồn tại của ma cà rồng
CLIP: Chó hoang cướp mồi của linh cẩu và cái kết / Một hành tinh kỳ lạ đã được phát hiện
Hiện tượng bí ẩn về sự tồn tại của ma cà rồng vẫn luôn thu hút được một lượng lớn quan tâm, một phần vì ma cà rồng là một nhân vật quá nổi tiếng trên phim ảnh, nhưng một phần cùng vì sự tồn tại này vẫn còn nằm trong bóng tối. Tuy nhiên đến nay, các nhà nghiên cứu đã tìm ra được những mảnh ghép để giải thích hiện tượng bí ẩn này.
Tâm lí - Bệnh ma cà rồng
Bệnh ma cà rồng tuy hiếm gặp nhưng là chuyện có thật. Một đặc điểm nổi bật của bệnh này là bệnh nhân rất thích máu. Người bệnh có những hành động kỳ quái như thích uống máu, thích nhìn máu chảy, thích giao hợp với xác chết... Hằng năm, y văn thế giới vẫn đề cập đến một số trường hợp mắc bệnh này, từ nhẹ đến nặng.
Bệnh tâm lý Ma cà rồng có lẽ là lời giải thích cho hiện tượng bí ẩn sự tồn tại thực sự của ma cà rồng.
Một đặc điểm nổi bật của bệnh này là bệnh nhân rất thích máu. Sự quan tâm đặc biệt đến máu của người bệnh, những rối loạn nhận thức về bản thân và sở thích bệnh hoạn về cái chết khiến người bệnh có những hành động kỳ quái, ghê tởm như thích uống máu, thích nhìn máu chảy, thích giao hợp với xác chết... nhìn hiện tượng này bên ngoài không khác với những truyền thuyết ma cà rồng là bao.
Năm 1980 một nhà tâm thần học đã kể lại trường hợp lạ lùng của một bệnh nhân thích chọc thủng tĩnh mạch của mình rồi dùng kính soi ngắm nghía dòng máu chảy ra; hoặc chọc thủng tĩnh mạch ở tay, hứng những giọt máu bỏ vào miệng uống. Một nhà tâm thần học khác kể lại trường hợp một nữ bệnh nhân tồn trữ máu của mình trong lọ, khi nào thấy tinh thần căng thẳng, chị ta lấy lọ máu ấy ra ngắm nghía và tình trạng căng thẳng dịu lại.
Như vậy, trong thực tế có một căn bệnh làm người bệnh rất thích máu, được tạm gọi là bệnh "ma cà rồng". Bệnh này hiếm gặp và thuộc lĩnh vực bệnh tâm thần, không liên quan gì đến các chuyện ma quái, rùng rợn của những con ma cà rồng trong truyền thuyết.
Sinh lý - Hội chứng ma cà rồng và BệnhPorphyrin
Hai anh em George Cullen, 11 tuổi và Simon Cullen, 13 tuổi bị mắc hội chứng Hypohidritic Ectodermal Dysplasia rất hiếm gặp, hội chứng này còn được biết đến với cái tên “ma cà rồng”. Hai cậu bé này có bộ răng mọc không đầy đủ nhưng lại rất nhọn, ngoài ra 2 cậu bé còn không thể toát mồ hôi và phải hạn chế ra ngoài trời.
Hội chứng Ma cà rồng chứng minh cho hiện tượng bí ẩn ma cà rồng chỉ là 1 dạng bệnh lý.
Khi Simon 6 tháng tuổi, cậu bé không mọc răng và lúc đó các bác sĩ đã cho rằng Simon bị mắc hội chứng Hypohidritic Ectodermal Dysplasia, hội chứng ma cà rồng, căn bệnh do đột biến gen rất hiếm gặp và chỉ có khoảng 7000 người trên thế giới mắc hội chứng này.
Bên cạnh đó là bệnh Porphyrin, Porphyrinlà căn bệnh hiếm gặp của cả nhân loại (đến nay cả thế giới mới chỉ phát hiện khoảng 200 trường hợp từ nhẹ đến nặng). Đây là một bệnh di truyền gene lặn do thiếu sót enzym trong quá trình tổng hợp nhân Heme.
Bệnh Porphyrin lý giải cho hiện tượng bí ẩn ma cà rồng sợ ánh sáng Mặt Trời.
Porphyrin gây phồng rộp, sưng tấy và hoại tử da ngay sau khi người bệnh tiếp xúc với ánh nắng. Nhiều người gọi đây là bệnh “ma cà rồng” bởi da bị tổn thương khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và hậu quả để lại là những vết sẹo gây biến dạng khủng khiếp trên mặt, tay, chân bệnh nhân, thậm chí gây co quắp, rụt các chi.
Tạm kết
Với những nguyên nhân và yếu tố tâm lý, bệnh lý hoàn toàn trùng khớp với mô tả về ma cà rồng: thích máu, uống máu, răng nhọn, sợ ánh nắng mặt trời... có thể thấy, hình tượng ma cà rồng từ xưa đều có khả năng bắt nguồn từ những yếu tố này, kết hợp với quan niệm tin vào ma quỷ. Như vậy, ma cà rồng vẫn chỉ là một nhân vật hư cấu mà thôi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ tộc người bí ẩn nằm sâu trong rừng, không mặc quần áo, biệt lập hoàn toàn với văn minh loài người
Một ngôi mộ cổ được tìm thấy trong hồ chứa nước, ngay cả những chiếc đinh trong quan tài cũng bằng vàng, chủ nhân của ngôi mộ là ai?
Người đàn ông vỡ òa khi đào được 'tảng đá' giá trị gần 10.000 tỷ, Tần Thủy Hoàng từng săn lùng ráo riết
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Y học Ai Cập cổ đại đã biết điều trị ung thư từ 4000 năm trước? Dấu vết điều trị 'ung thư' gây sốc được tìm thấy
CLIP: Sóc nhỏ "chơi khăm" linh miêu và cái kết đầy bi thảm