Mỹ nhân duy nhất trong lịch sử trở thành hoàng hậu của 2 nước
'Thương tâm' trước thảm họa chìm tàu khủng khiếp nhất thế kỷ / Khám phá chuyện Mỹ 'hốt hoảng' vì bị Liên Xô hạ thế độc quyền
Dương Hiến Dung hoàng hậu xinh đẹp là thế nhưng bị gả cho Tấn Huệ Đế Tư Mã Trung bẩm sinh vốn là người ngây ngô đần độn, việc triều chính lọt vào tay người hoàng hậu đầu tiên của ông là Giả Nam Phong. Giả hậu từng bước tiêu diệt gia tộc của Dương thái hậu, các thân vương và thái tử Tư Mã Duật nắm lấy thực quyền trong triều. Ngoài ra Giả hậu còn thường bắt con trai ngoài Kinh thành vào cung để tư thông, việc đồn cả ra ngoài nhưng Huệ Đế không hay biết.
Năm 300, sau khi thái tử Tư Mã Duật bị sát hại, Triệu Vương Tư Mã Luân nhân cơ hội đó đã liên kết với các thân vương khác dẫn quân tấn công vào hoàng cung, giết chết Giả hậu, tiêu diệt toàn bộ dòng họ Giả rồi tự phong cho mình làm Tể tướng. Cùng lúc đó, Thượng thư lệnh Tôn Tú (thân tín của Triệu vương Luân) đã tiến cử Dương Hiến Dung lên địa vị hoàng hậu. Năm đó bà được 20 tuổi, còn Tấn Huệ Đế đã hơn 40.
Hoàng hậu xinh đẹp Dương Hiến Dung
Vào hôm tổ chức nghi lễ rước Dương Hiến Dung vào cung thì ở trong cung bỗng đã xảy ra hỏa hoạn. Khi Dương Hiến Dung mặc xong lễ phục, chuẩn bị nhập cung thì bỗng nhiên bộ lễ phục của bà bốc cháy, nhưng may mắn không có ảnh hưởng gì tới bà và lễ sắc phong hoàng hậu vẫn diễn ra bình thường.
Cuộc đời bà vốn chẳng được bình yên với việc “5 lần bị phế, 6 lần lập là hoàng hậu”, rồi có người mưu hại, từng phải khổ sở sống một cuộc sống của một thường dân nhiều lần. Lần làm hoàng hậu cuối cùng là với Lưu Diệu.
Bình yên bên người chồng Lưu Diệu
Tuy nhiên, chẳng được bao lâu sau, Trung bị đầu độc giết chết. Tư Mã Sí được đưa lên ngôi, sử gọi là Tấn Hoài Đế. Sí lên ngôi, không phong cho Dương Hiến Dung làm hoàng thái hậu mà chỉ phong làm “Huệ Hoàng hậu” rồi chuyển vào sống trong thâm cung. So với các anh em của mình thì Tư Mã Sí là một người thông minh và có tài. Tuy nhiên, vào thời điểm Sí lên ngôi hoàng đế, triều Tây Tấn đã lụn bại tới mức không thể cứu vãn được nữa. Năm 311, sau khi Tư Mã Sí lên ngôi được 5 năm, hậu duệ Hung Nô đã sáng lập Đế quốc Hán Triệu, bắt đầu tấn công Tây Tấn. Tháng 6 năm đó, đại tướng của Hán Triệu là Lưu Diệu Công Hạ Lạc Dương, bắt sống Tư Mã Sí.
Sau khi Công Hạ Lạc Dương, Lưu Diệu có được người phụ nữ mà ông ao ước bấy lâu, đó là cựu Hoàng hậu của nhà Tấn - Dương Hiến Dung. Khi còn trẻ, Lưu Diệu từng sang Lạc Dương chơi, do vậy đã từng nghe danh bà hoàng hậu nổi tiếng đẹp và quyền quý này. Vì thế, sau khi bắt được Dương Hiến Dung, Lưu Diệu đã nạp Dương Hiến Dung làm thiếp của mình. Dương Hiến Dung đã sinh cho Lưu Diệu 3 người con.
Ảnh minh họa Lưu Diệu
Năm 318, hoàng đế nhà Hán Triệu là Lưu Thông qua đời, Lưu Diệu tự mình dẫn quân dẹp loạn rồi tự mình lên làm hoàng đế và lập Dương Hiến Dung làm hoàng hậu. Dương Hiến Dung trở thành người phụ nữ duy nhất trong Trung Quốc là hoàng hậu của 2 quốc gia khác nhau.
Chuyện kể rằng, sau khi Lưu Diệu phong cho Dương Hiến Dung làm hoàng hậu, ông đã hỏi vợ rằng: “Ta đây với họ Tư Mã (Tư Mã Trung) thì ai hơn?”. Dương Hiến Dung đã trả lời: “Về căn bản chẳng có gì đáng để so sánh. Hoàng thượng là một ông vua mở nước, còn ông ta là một ông vua mất nước. Ông ta có một vợ, một con cũng không thể bảo vệ được, thân là hoàng đế mà vợ tới 5 lần bị phế truất làm thứ dân. Trước đây, khi thiếp bị bệ hạ bắt về, thực là không muốn sống, nào dám nghĩ rằng đến nay lại được phong làm hoàng hậu. Thiếp vốn xuất thân trong một dòng họ danh giá, nên coi thường bọn đàn ông phàm phu tục tử. Tuy nhiên, từ ngày về với bệ hạ, thiếp mới biết thế nào là một đại anh hùng!”.
Không chỉ ngưỡng mộ nhan sắc xinh đẹp của Dương Hiến Dung mà sự khéo léo trong cách ăn nói của bà càng khiến cho Lưu Diệu sủng ái bà hơn. Cuộc đời đầy bi kịch của người phụ nữ này đã khép lại vào năm 322 khi bà ngoài 40 tuổi với 6 lần lên ngôi hoàng hậu, 6 năm làm hoàng hậu nhà Tấn, 4 năm làm hoàng hậu nhà Hán Triệu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'