Hé lộ trận đấu căng thẳng tái thiết lập hòa bình thế giới sau Thế chiến 2
Không đoàn phi công da màu của Hoa Kỳ trong Thế chiến II / Vì sao Đức hai lần đầu hàng sau khi bại trận trong Thế chiến 2
Bước sang năm 1945, Hồng quân Liên Xô đã sang được bờ Tây sông Oder. Berlin, hang ổ cuối cùng của phát xít Đức, đã nằm ngay trước đội hình tiến công của các binh đoàn Xô-viết. Trong khi đó ở mặt trận phía Tây, liên quân Anh-Mỹ cũng tiến nhanh về phía Đông.
Trong bối cảnh đó, để giải quyết những vấn đề quốc tế mới nảy sinh, từ ngày 4 đến 12/2/1945 tại lâu đài Livandiya, ngoại ô thành phố Yalta nằm trên bán đảo Crưm đã diễn ra Hội nghị cấp cao Xô - Anh - Mỹ. Đây là cuộc gặp thứ hai giữa Stalin, Churchill và Roosevelt.
Yalta là cuộc gặp thứ hai giữa lãnh đạo ba nước Liên Xô, Anh và Mỹ. Ảnh: Wikipedia |
Nội dung tranh cãi gay gắt nhất vẫn là vấn đề nước Đức. Anh, Mỹ đòi chia cắt nước Đức thành nhiều quốc gia, còn Liên Xô một mực phản đối ý đồ này và chủ trương diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít. Cuối cùng, hội nghị thông qua tuyên bố chung nêu rõ: “Chỉ có tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa quân phiệt mới có hi vọng về một vị trí xứng đáng của nhân dân Đức trong cộng đồng các dân tộc thế giới”.
Hội nghị một lần nữa thảo luận việc trả lại cho Ba Lan những vùng đất ở phía Tây và vấn đề biên giới Liên Xô - Ba Lan; thông qua tuyên bố công nhận quyền của các quốc gia châu Âu được giải phóng khỏi ách phát xít và xây dựng một thể chế chính trị mà họ tự lựa chọn. Các nhà lãnh đạo 3 cường quốc cũng quyết định thành lập tổ chức Liên Hợp quốc để đảm bảo hoà bình, an ninh cho các dân tộc.
Liên Xô tái khẳng định cam kết của mình tại hội nghị Tehran về việc tham chiến chống Nhật.
Nhờ những nỗ lực không mệt mỏi của Liên Xô, hội nghị Yalta đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần củng cố sức mạnh và sự thống nhất của các nước Đồng minh. Tuy nhiên, Anh, Mỹ trên thực tế đã không thực hiện nghiêm chỉnh những điều họ đã cam kết. Họ vẫn không từ bỏ mưu đồ “đi đêm” với Đức. Quân Đức hầu như chuyển toàn bộ lực lượng tinh nhuệ sang phía Đông để kháng cự các đơn vị Liên Xô.
Trước khí thế tiến côngcủaLiên Xô, ngày 1/4/1945, Thủ tướng Anh Churchill gửi thư cho Tổng thống Mỹ đề nghị quân đội hai nước này “tiến về phía Đông nước Đức càng xa càng tốt, và nếu Berlin nằm trong tầm tay thì phải chiếm lấy nó”.
Sau khi Đức đầu hàng, từ 17/7 đến 2/8/1945, tại thành phố Postdam, gần Berlin đã diễn ra hội nghị các nhà lãnh đạo Liên Xô, Anh, Mỹ lần thứ 3 để giải quyết vấn đề nước Đức sau chiến tranh. Dẫn đầu phái đoàn Mỹ lần này là H. Truman, vừa lên thay Roosevelt. Còn về phía Anh, từ ngày 28/7 thay vị trí của Churchill là tân Thủ tướng Edly.
Tại Hội nghị, Mỹ một lần nữa đưa ra đề nghị chia cắt nước Đức làm 3 quốc gia: Nam Đức, thủ đô là Viên và gồm 3 tỉnh Bavie, Vistemberg, Bader, nước Áo và nước Hung; nước Bắc Đức với thủ đô là Berlin; và nước Tây Đức gồm vùng Roa và hạt Sars, được đặt dưới sự kiểm soát quốc tế (thực chất là dưới sự kiểm soát của Mỹ).
Lập trường này của Mỹ đã bị Liên Xô phản đối kịch liệt. Liên Xô chủ trương tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, song cũng phải tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân Đức, tạo điều kiện để nhân dân Đức xây dựng một nước Đức thống nhất, hoà bình và dân chủ.
Cuối cùng, hội nghị thống nhất: 1. Thành lập một ủy ban gồm Bộ trưởng Ngoại giao 5 nước Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc với nhiệm vụ làm các công tác chuẩn bị để kí hoà ước với các nước bại trận; 2. Xác định những nguyên tắc mà các nước đồng minh sẽ tuân thủ khi thực hiện quyền chiếm đóng nước Đức.
Theo đó, phải giải giáp nước Đức, loại bỏ hoặc khống chế các ngành công nghiệp quốc phòng của Đức, tiêu diệt đảng Quốc xã và mọi tổ chức phụ thuộc của nó, cấm hoàn toàn sự phục hồi chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa quân phiệt, bắt giam và xét xử tất cả tội phạm chiến tranh, dân chủ hoá đời sống nước Đức, tiêu diệt tiềm lực chiến tranh của Đức, làm cho kinh tế Đức phát triển theo hướng nông nghiệp và công nghiệp hoà bình...
Ngoài ra, hiệp định còn quy định việc nước Đức bồi thường chiến tranh, trả lại cho Liên Xô một phần lãnh thổ Đông Phổ (trong đó có thành phố Kenisberg, nay là Kaliningrad); phần còn lại của Đông Phổ và thành phố Gdansk trả lại cho Ba Lan, biên giới phía tây của Ba Lan chạy theo tuyến Oder-Neisse, v.v...
Kết quả các hội nghị Yalta, Postdam là thắng lợi mới của nền ngoại giao Liên Xô, góp phần vào sự nghiệp củng cố hoà bình và an ninh ở châu Âu và trên thế giới.
Thế nhưng, trong khi Liên Xô tuân thủ mọi điều khoản của hiệp định thì Mỹ, Anh, Pháp lại thực hiện chính sách ngược lại, ngăn cản quá trình dân chủ hoá nước Đức, cản trở quá trình xây dựng một nước Đức thống nhất, hoà bình và dân chủ. Chính sách này đã dẫn đến việc nước Đức bị chia cắt và tình trạng Chiến tranh Lạnh kéo dài.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Người đàn ông vớt được vật lạ dưới sông, không phải cục vàng, đó là gì?
Con trăn đắt nhất thế giới trị giá 3,5 triệu USD, giống sinh vật thần tiên nhưng đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng!
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu