Khám phá

Hệ thống hải lưu lớn của Đại Tây Dương đang tiến đến ngưỡng giới hạn: Thảm họa cận kề, con người sắp bước vào thời kỳ diệt vong?

Tình huống trong các bộ phim thảm họa đang dần hiện hữu trong cuộc sống thực tế của chúng ta.

Chim bị nhỏ đi vì… biến đổi khí hậu / Hải cẩu có thể tuyệt chủng vì biến đổi khí hậu

Trong một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Climate Change, một dòng hải lưu lớn ở Đại Tây Dương - Vòng tuần hoàn đảo lộn kinh tuyến Đại Tây Dương, hay AMOC - có thể đã mất ổn định từ thế kỷ trước.

AMOC giống như tĩnh mạch hình cầu của Trái đất. Vòng tuần hoàn đảo lộn kinh tuyến Đại Tây Dương này vận chuyển các khối nước ấm từ vùng nhiệt đới lên phía bắc bề mặt đại dương và nước lạnh xuống phía nam đáy đại dương, có thể ảnh hưởng đến các hệ thống thời tiết trên toàn thế giới.

Tác giả của nghiên cứu, Niklas Boers từ Viện Nghiên cứu Tác động Khí hậu Potsdam, Đại học Freie Berlin và Đại học Exeter cho biết: "Vòng tuần hoàn đảo lộn kinh tuyến Đại Tây Dương - AMOC là một trong những hệ thống hoàn lưu quan trọng của hành tinh chúng ta".

Tác giả nghiên cứu đã lấy dữ liệu từ một số mô phỏng máy tính và quá khứ của Trái đất, được gọi là bản ghi proxy cổ sinh vật, và nhận thấy các hoạt động của chúng có dấu hiệu bất thường.

Hệ thống hải lưu lớn của Đại Tây Dương đang tiến đến ngưỡng giới hạn: Thảm họa cận kề, con người sắp bước vào thời kỳ diệt vong? - Ảnh 1.

Vòng tuần hoàn đảo lộn kinh tuyến Đại Tây Dương trên bản đồ (Ảnh: Cyprus News)

Mất ổn định động lực học cuối cùng có thể dẫn đến sụp đổ

Trước đây, các chuyên gia đã chỉ ra rằng AMOC hiện đang ở mức yếu nhất trong hơn 1000 năm. Tuy nhiên, cho đến nay đây vẫn là một câu hỏi bỏ ngỏ: Liệu sự suy yếu có tương ứng với sự thay đổi trong trạng thái hoàn lưu trung bình hay có liên quan đến sự mất ổn định động học thực tế hay không?

Niklas Boers nói: "Sự khác biệt là rất quan trọng, bởi vì khi động lực học mất ổn định có nghĩa là AMOC đã đạt đến ngưỡng tới giới hạn của nó, vượt quá ngưỡng đó có thể xảy ra quá trình chuyển đổi đáng kể và khó có thể ngăn chặn".

Hiện tại, dữ liệu quan sát dài hạn về độ mạnh của AMOC chưa thống nhất, nhưng nó để lại 'dấu vân tay' trong các kiểu nhiệt độ bề mặt nước biển và độ mặn của Đại Tây Dương.

Boers cho biết: "Một phân tích chi tiết về các 'dấu vân tay' này trong tám chỉ số độc lập cho thấy rằng sự suy yếu của AMOC trong thế kỷ trước thực sự có khả năng liên quan đến sự mất ổn định trong tương lai".

 

Các phát hiện khác đánh giá rằng sự suy giảm AMOC không chỉ là dao động hoặc một phản ứng tuyến tính đối với sự gia tăng nhiệt độ mà có thể là dấu hiệu chuẩn bị chạm ngưỡng hệ thống hoàn lưu có thể sụp đổ".

Ngoài sự nóng lên toàn cầu, dòng nước ngọt cũng là 'thủ phạm' ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu

Việc dòng nước ấm lên của Đại Tây Dương ảnh hưởng trực tiếp đối với quá trình lưu thông của nó. Một số tác nhân điển hình có thể kể đến là dòng nước ngọt chảy vào từ sự tan chảy của dải băng Greenland, băng biển tan chảy, lượng mưa ngày càng tăng và dòng chảy của sông.

Nước ngọt nhẹ hơn nước mặn và làm giảm xu hướng chìm từ bề mặt xuống tầng sâu hơn của nước. Đây là một trong những nguy cơ gây ra rủi ro hàng đầu.

Hiện khó xác định tác động của thảm họa nếu xảy ra, nhưng rõ ràng AMOC ảnh hưởng trực tiếp đến khí hậu trên phần lớn bờ biển phía đông của Bắc Mỹ và tây Âu. Vương quốc Anh có cùng khoảng cách từ đường xích đạo với các vùng lạnh giá của Canada, nhưng họ có khí hậu ấm hơn nhiều nhờ AMOC đưa nước ấm lên phía bắc từ Vịnh Mexico.

 

Boers nói: "Tôi không thể ngờ rằng lượng nước ngọt được bổ sung quá nhiều trong suốt thế kỷ trước sẽ tạo ra phản ứng như vậy trong quá trình tuần hoàn đảo lộn. Chúng tôi cần đối chiếu các mô hình của mình với các bằng chứng quan sát được để đánh giá mức độ thực sự của AMOC là bao xa".

Nếu bạn cho rằng lời cảnh báo nghe giống hệt như bộ phim thảm họa "The Day After Tomorrow" thì bạn không sai. Tuy nhiên, trước khi bạn bắt đầu lên kế hoạch cho ngày tận thế thì chúng ta vẫn chưa thể xác định được điểm giới hạn và không chắc những tác động sẽ ảnh hưởng đến đâu. Các nhà khoa học sẽ cần phải tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm