Khám phá

Hiện vật gỗ lâu đời nhất thế giới, có 500 nghìn năm tuổi và bí ẩn đằng sau liên quan tới tổ tiên loài người

Đây được xem như cấu trúc gỗ lâu đời nhất trên thế giới được phát hiện và nó còn được tạo hình một cách có chủ ý.

Bỏ ra 150 Euro mua chiếc mặt nạ gỗ của cặp vợ chồng 88 tuổi, tay buôn cổ vật bị cáo buộc lừa đảo / Loại cây gỗ từng là ‘báu vật’ cấp quốc gia: Hoa là ‘thần dược’ có thể chữa ung thư, thân gỗ làm giấy

Ảnh minh họa

Các chuyên gia và nhà nghiên cứu khảo cổ học tại khu vực Thác Kalambo, Zambia đã khai quật được một cấu trúc bằng gỗ có niên đại được cho là lâu đời nhất lịch sử. Lúc được khai quật, hiện vật này được bao bọc trong đất sét và được bảo tồn nhờ mực nước ngầm cao. Các chuyên gia cho biết cấu trúc này được làm từ cây liễu và được tạo ra với chủ đích cách đây khoảng 500 nghìn năm.

Mẫu vật bằng gỗ này có tuổi đời còn cổ xưa hơn loài người tinh khôn Homo sapiens như lâu nay mọi người vẫn biết. Các chuyên gia nhận định rằng cấu trúc này là minh chứng rõ ràng nhất cho thấy khả năng nhận thức của con người đã có từ rất lâu và vẫn là câu hỏi mà ngày nay chúng ta chưa thể chứng minh được.

Larry Barham, một nhà khảo cổ học từ Đại học Liverpool, Anh, chia sẻ với hãng tin AFP rằng cấu trúc gỗ này được tìm thấy ở phía trên thác nước cao 235 mét (770 feet) bên bờ sông Kalambo của Zambia một cách tình cờ vào năm 2019.

"Khung gỗ này có thể đã được dựng cao hơn khu vực xung quanh, vốn ẩm ướt theo mùa, để làm một lối đi hoặc một bề mặt phẳng. Mặt phẳng có lẽ đã được dùng để lưu trữ củi, dụng cụ, thực phẩm hay làm nơi để dựng lều", Barham cho biết. Ngoài ra ông còn chia sẻ việc tạo tác từ cây cối không chỉ đòi hỏi một cái đầu thông minh mà cần có đôi bàn tay và việc thuần thục tay nghề một cách khéo léo.

Việc sử dụng được gỗ theo các này cho thấy khả năng nhận thức của loài người cổ đã phát triển nhiều hơn và sâu hơn những gì mà chúng ta tưởng tượng hoặc biết trước đó. Các nhà khoa học cũng đã từng phát hiện ra nhiều bộ công cụ bằng gỗ cùng từ một niên đại tại địa điểm này, thế nhưng họ vẫn chưa phát hiện ra bộ xương nào.

 

Chính nhà khoa học Barham cho rằng cấu trúc này thể hiện sự tạo hình một cách chủ ý. Nhiều khả năng nó được chế tạo bởi một loài sống cách hiện tại 200-700 nghìn năm. Loài này có lông mày lớn và hộp sọ lớn hơn so với những loài khác trong Chi Người trước đó.

Những phát hiện về cổ vật tại khu vực này đã làm chuyên gia thay đổi suy nghĩ. Họ cho rằng thời điểm con người biết chế tạo và sử dụng trí thông minh của mình đã có sớm hơn so với những gì chúng ta biết. Họ sử dụng trí thông minh và trí tưởng tượng của mình để tạo ra những món đồ họ chưa từng thấy trước đó.

- Video những cổ vật mang lời nguyền chết chóc ám ảnh nhất lịch sử. Nguồn: Tiền phong/CNN/The Sun.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm