Loại cây gỗ từng là ‘báu vật’ cấp quốc gia: Hoa là ‘thần dược’ có thể chữa ung thư, thân gỗ làm giấy
Loại gỗ thượng hạng quý hơn vàng ở Trung Quốc, giá 200 triệu/mảnh: Việt Nam cũng sở hữu với chất lượng bậc nhất thế giới / Loại củ trông như khúc gỗ có thể nặng tới 100kg, được người dân Ấn Độ coi thức uống giải khát
Cây hỉ thụ
Cây hỉ thụ (Camptotheca acuminata) là 1 loại cây quý hiếm có nguồn gốc từ Trung Quốc. Từ xa xưa, loại cây gỗ này đã được mệnh danh là “thần dược” trong y học Trung Quốc. Năm 2018, các nhà nghiên cứu tại Viện Ung thư Roswell Park (Mỹ) đã khám phá ra camptothecin, chất tự nhiên có trong cây hỉ thụ, có khả năng chống ung thư mạnh mẽ. Đây là một nghiên cứu mang tính đột phá, mở ra triển vọng phát triển liệu pháp chống ung thư mới. Ngoài ra, 1 nghiên cứu mới vào tháng 2/2022 ở chuột cho thấy camptothecin còn có khả năng kích hoạt chuỗi phản ứng ngăn cơn đói tự nhiên, có thể giúp chuột giảm cân, qua đó mở ra triển vọng trong việc phát triển liệu pháp chống béo phì.
Cây hỉ thụ là loại cây thân gỗ lớn cao từ 10 đến 20m, lá cây mọc đối nhau hình bầu dục. Hoa cây hỉ thụ nhỏ, màu trắng mọc thành chum ở đầu cành, quả có hình cầu, màu đỏ. Loài cây này phù hợp với khí hậu ấm và ẩm, cây không chịu được lạnh và khô cằn.
Ngoài tác dụng chống ung thư, cây hỉ thụ còn mang lại giá trị cao về kinh tế bởi đây là loài thân gỗ lớn, nhẹ và mềm vì vậy thân cây của chúng có thể sử dụng trong ngành công nghiệp sản xuất giấy, ván ép và làm đồ nội thất. Bên cạnh đó còn thường được trồng để làm cây bóng mát trên các đường phố.
Cây hỉ thụ từng được liệt vào danh sách những thực vật hoang dã cần được bảo vệ cấp 3 quốc gia năm 1999, tuy nhiên sau đó bị loại khỏi danh sách này vào năm 2021. Điều này khiến cho loại cây “thần dược” này đứng trước nguy cơ gặp nhiều nguy hiểm.
Hiện tại các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu cây hỉ thụ. Họ hy vọng sẽ phát triển các loại thuốc chống ung thư từ cây hỉ thụ có hiệu quả và an toàn hơn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao rắn lại sợ lươn? Hé lộ khả năng đặc biệt của lươn
Long bào của Tần Thủy Hoàng là màu đen, vì sao sau này không có hoàng đế nào dám mặc? Lý do rất thực tế
Để giải quyết những vấn đề 'sinh lý', người xưa đã phát minh ra một căn phòng như vậy, địa vị phụ nữ thấp đến đáng thương
CLIP: Cuộc đối đầu nảy lửa giữa chó Pitbull và cá sấu, cái kết đầy bất ngờ
CLIP: Rắn hổ mang kẹt đầu trong lon bia và hành trình giải cứu đầy kịch tính
Loại nấm vô cùng quý hiếm, trước đây là cống phẩm cho nhà vua, có giá hàng nghìn tỷ đồng, đắt hơn vàng cả nghìn lần