Khám phá

Hiện vật gỗ 500 nghìn năm tuổi hé lộ bí mật về tổ tiên loài người

Những hiện vật gỗ với cấu trúc cụ thể có tuổi đời khoảng 500 nghìn năm vừa được phát hiện tại Zambia. Đây được xem là cấu trúc gỗ lâu đời nhất thế giới. Điều bất ngờ là hiện vật này được tạo hình có một cách có chủ ý, chứng minh cho sự tinh khôn của tổ tiên loài người hiện đại sớm hơn nhiều như lâu nay chúng ta vẫn nghĩ.

5 thiên tài toán học lỗi lạc bậc nhất thế giới, ‘cha đẻ’ những công thức thay đổi lịch sử nhân loại / Cung điện bí ẩn nhất Tử Cấm Thành, cả trăm năm không ai vào, hóa ra lại là 'vận khí của quốc gia'!

Hiện vật gỗ với cấu trúc nói lên điều gì?

Các nhà khảo cổ đang thực hiện nhiệm vụ gần khu vực Thác Kalambo, Zambia, cho biết họ đã khai quật được cấu trúc bằng gỗ có niên đại cổ xưa nhất thế giới (tính tới thời điểm hiện tại).

Hiện vật gỗ này được bao bọc trong đất sét và được bảo tồn nhờ mực nước ngầm cao. Các nhà khoa học cho biết cấu trúc này được làm từ thân của cây liễu, nó được tạo ra một cách có chủ ý cách đây khoảng 500 nghìn năm. Mẫu vật này có tuổi đời cổ xưa hơn loài người tinh khôn (Homo sapiens) như lâu nay chúng ta vẫn biết đến.

Các nhà khảo cổ cho rằng sự tồn tại của cấu trúc này là minh chứng cho thấy khả năng nhận thức của tổ tiên loài người cao hơn rất nhiều so với những gì chúng ta từng nhận định. Trước khi phát hiện tại Zambia, hiện vật gỗ có cấu trúc lâu đời nhất được biết đến có tuổi đời chỉ 9.000 năm. Trong khi đó, hiện vật bằng gỗ (không có cấu trúc) lâu đời nhất được biết đến, phát hiện ở Israel, là một mảnh ván 780.000 năm tuổi.

Phát hiện chỉ ra bất cập trong giả thuyết "lối sống du mục"

Larry Barham, một nhà khảo cổ học từ Đại học Liverpool, Anh, chia sẻ với hãng tin AFP rằng cấu trúc gỗ này được tìm thấy ở phía trên thác nước cao 235 mét (770 feet) bên bờ sông Kalambo của Zambia một cách tình cờ vào năm 2019.

Hiện vật gỗ 500 nghìn năm tuổi hé lộ bí mật về tổ tiên loài người - Ảnh 1.

Những công cụ bằng gỗ được tìm thấy tại Thác Kalambo vào năm 2019. (Ảnh: L. Barham, Nature)

Barham là tác giả chính của bài báo trình bày phát hiện này trên tạp chí khoa học Nature. "Khung gỗ này có thể đã được dựng cao hơn khu vực xung quanh, vốn ẩm ướt theo mùa, để làm một lối đi hoặc một bề mặt phẳng. Mặt phẳng có lẽ đã được dùng để lưu trữ củi, dụng cụ, thực phẩm hay làm nơi để dựng lều", Barham cho biết thêm: "Việc tạo tác từ cây cối không chỉ đòi hỏi kỹ năng đáng kể, những công cụ phù hợp và khả năng lập kế hoạch, mà hành động này cũng cho thấy rằng những người chế tạo ra nó đã lưu trú tại địa điểm trong thời gian dài. Trong khi đó, chúng ta luôn có một khuôn mẫu về những người thời kỳ Đồ Đá là những người du mục".

Cũng theo Barham, "Việc sử dụng gỗ theo cách này (có cấu trúc) cho thấy khả năng nhận thức của những loài người cổ này phát triển hơn những gì chúng ta đã nhận định khi chỉ dựa vào các công cụ bằng đá còn sót lại".

Các nhà khoa học cũng phát hiện ra nhiều công cụ bằng gỗ từ cùng một niên đại tại địa điểm này. Tuy nhiên chưa có bộ xương nào được phát hiện.

Hiện vật gỗ 500 nghìn năm tuổi hé lộ bí mật về tổ tiên loài người - Ảnh 2.

Các nhà khoa học tại Đại học Liverpool (Anh) tin rằng các mẫu vật gỗ có tuổi đời khoảng 500 nghìn năm. Ảnh: PA

 

Hiện vật nói lên sự thông minh từ rất sớm của loài người

Nhà khoa học Barham cho rằng cấu trúc này"thể hiện sự tạo hình một cách có chủ ý hai cá thể cây để tạo ra một khung gỗ gồm hai giá đỡ lồng vào nhau". Nó nhiều khả năng được chế tạo bởi một loài sống cách hiện tại 200 - 700 nghìn năm, với tên khoa học là Homo heidelbergensis.

Loài này có lông mày lớn hơn, hộp sọ lớn hơn và khuôn mặt phẳng hơn so với những loài trong Chi Người trước đó. Barham nói rằng hóa thạch Homo heidelbergensis đã từng được tìm thấy tại khu vực này. Hóa thạch Homo sapiens lâu đời nhất tính đến trước khi phát hiện ra Homo heidelbergensis được tìm thấy ở Maroc. Homo sapiens được xác định có tuổi đời khoảng 300 nghìn năm.

Mặc dù các hiện vật bằng gỗ đã lần đầu được khai quật tại địa điểm này vào những năm 50 và 60 của thế kỷ trước nhưng các nhà khoa học vào thời điểm đó không thể xác định chính xác tuổi của chúng.

Các nhà khảo cổ nghiên cứu các mẫu vật hiện tại đã sử dụng phương pháp xác định niên đại phát quang (luminescene dating), một kỹ thuật dùng cách đo lần cuối cùng các khoáng chất được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời để tìm ra được tuổi của hiện vật.

Hiện vật gỗ 500 nghìn năm tuổi hé lộ bí mật về tổ tiên loài người - Ảnh 3.

Cấu trúc gỗ được tạo thành bởi hai khúc gỗ chồng lên nhau. (Ảnh: L.Barham, Nature)

 

Theo Braham, phát hiện này "đã thay đổi suy nghĩ của tôi về những người này. Họ đã biến đổi môi trường xung quanh để làm cho cuộc sống dễ dàng hơn, ngay cả chỉ bằng cách làm một cái bệ để ngồi bên bờ sông và làm những công việc hàng ngày. Họ đã sử dụng trí thông minh, trí tưởng tượng và kỹ năng của mình để tạo ra một thứ họ chưa từng thấy trước đây, thứ chưa từng tồn tại trước đây".

- Video: Kho báu rơi ra từ “tàu ma” 5.000 năm tuổi. Nguồn: Báo Người lao động.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm