Hổ và sư tử, con nào mạnh hơn? 3 vị vua đã cho 2 loài đọ sức, kết quả đầy bất ngờ
CLIP: Linh cẩu hợp sức với báo hoa mai hạ sát lợn rừng, khi sự việc thành công nhanh chóng ‘trở mặt’ / Phát hiện hóa thạch ‘rồng’ 240 triệu năm tuổi tuyệt đẹp ở Trung Quốc, chỉ riêng phần cổ đã dài 2,3m
Con người tuy làđộng vậtcao cấp nhưng lại không có lợi thế về thể lực. Vì thế, trong thế giới động vật, loài người không thể là vua của muôn loài. Thế nhưng, vị trí đứng đầu đó cũng không chỉ có một. Như chúng ta đã biết, hổ được mệnh danh là "chúa tể rừng xanh" còn sư tử được xưng tụng là "vua đồng cỏ". Vậy nếu 2 loài vật này đánh nhau, con nào sẽ chiến thắng?
Cuộc đọ sức nảy lửa
Không chỉ có chúng ta, người xưa cũng từng đặt câu hỏi tương tự này. Thậm chí, một vị hoàng đế nhà Hán đã quyết định tổ chức một cuộc đấu giữa hổ và sư tử để tìm được câu trả lời chính xác.
Trên thực tế, ở thời tiền Tần, đất nước Trung Quốc không có sư tử. Người dân chỉ biết đến sự tồn tại của sư tử thông qua loài kể của các thương nhân đến từ phía Tây Bắc. Theo các nhà khoa học, vào thời điểm đó, không có hóa thạch sư tử nào được tìm thấy cũng như không có ghi chép nào về sự xuất hiện của loài này ở Trung Quốc trong các tài liệu cổ. Do đó, sư tử là loài hoàn toàn xa lạ đối với người dân ở Trung Nguyên.
Sư tử thường sống ở châu Phi nên đối với người dân thời Hán loài vật này vô cùng xa lạ. (Ảnh: NatGeo)
Với sự mở cửa của Con đường Tơ lụa, lúc này văn hóa của phương Đông và phương Tây cũng có cơ hội hòa nhập với nhau. Lúc này, những lời kể về một loài vật "vua của đồng cỏ" với sức mạnh thậm chí còn được mô tả là hơn cả hổ bắt đầu lan truyền. Vì tò mò về loài vật mới này, Hán Vũ đế của nhà Hán từng ra lệnh tổ chức 1 cuộc quyết đấu giữa hổ và sư tử để xem đâu mới thực sự là "chúa tể". Sự việc thú vị này đã được ghi lại trong cuốn "Vạn vật chí" của nhà Tây Tấn. Theo kết quả được lưu lại, con hổ khi nhìn thấy sư tử còn không hề có ý định chống cự. Thậm chí, khi sư tử dùng móng vuốt cào vào mặt, con hổ liền sợ hãi nhắm mắt lại.
Trùng hợp là, vào thời Đông Hán, Hán Minh đế Lưu Trang cũng đã tổ chức 1 cuộc đấu tay đôi giữa sư tử và hổ. Trong cuộc đọ sức này, một loài vật khác là báo hoa mai cũng được đưa vào. Ở thời điểm đó, có 1 vị sứ thần đến từ Ba Tư tới Trung Quốc và cống nạp 1 con sử tử.
Hoàng đế Lưu Trang rất tò mò, ngài nói: "Ta nghe nói sư tử có thể khuất phục được hổ, nhưng không biết có đúng không?" Kết quả rằng, sau câu hỏi này, nhà vua liền yêu cầu các quan lại địa phương tìm bằng được 1 con hổ. Cuối cùng, những người thợ săn ở huyện Sơn Dương, thuộc tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc đã bắt được 2 con hổ và 1 con báo. Họ lập tức gửi chúng đến Lạc Dương.
Đâu mới là chúa tể muôn loài?
The Huffington Post từng đưa tin, có cùng băn khoăn với 2 vị hoàng đế Trung Quốc, các rạp xiếc thời La Mã cổ đại thường sắp xếp các trận đấu giữa những loài thú dữ như hổ, báo, sư tử, gấu, lợn lòi… để mua vui cho người dân. Trong đó, cuộc đấu giữa sư tử và hổ luôn được coi là kinh điển nhất.
Vào cuối thế kỷ 19, triều đại Gaekwad Baroda ở Ấn Độ từng tổ chức 1 cuộc đấu giữa hổ Bengal và sư tử Bắc Phi. Kết quả cuối cùng là con sư tử đã bị cắn chết. Theo Huffington Post, hổ Bengal có trọng lượng là 221 kg còn sư tử châu Phi là khoảng 250 kg. Dù trọng lượng không có quá nhiều khác biệt, nhưng mật độ cơ bắp của hổ nhiều hơn nên sức mạnh của nó cũng lớn hơn.
Hơn nữa, hổ có trọng tâm thấp và chiều rộng chân trước lớn hơn nên hổ có lợi thế rất lớn trong việc né tránh đòn tấn công và giữ thân ở vị trí thấp. Chân sau của hổ cũng khoẻ hơn sư tử nên khi phải đứng trên 2 chân sau thì sư tử không thể giữ thăng bằng lâu được.
Năm 1857, một con hổ tại vườn thú Bromwich tại Anh đã sổng chuồng và lọt vào chuồng của một con sư tử. Ngay sau đó, on sư tử bị con hổ xé toạc bụng và chết sau vài phút. Năm 1909, vụ việc tương tự đã xảy ra ở vườn thú đảo Coney, Mỹ khi một con hổ đực giết chết một con sư tử đực.
Tháng 5 năm 1914, tại Vườn thú Bronx, thành phố New York, một con hổ Bengal 8 năm tuổi đã cắn chết một con sư tử Nubian 3 năm tuổi. Trong những phút đầu, con sư tử chiếm lợi thế nhưng đã không đánh lại được. Năm 1934, một con sư tử Châu Phi cắn chết một con hổ Bengal. Năm 1949, tại vườn thú South Perth, một con sư tử chiến thắng con hổ trong một cuộc giao tranh dài 3 phút. Tháng 9 năm 1951, tại một vườn thú Ấn Độ, con hổ 18 tuổi tìm được đường vào chuồng con sư tử 7 năm tuổi, bị thương nặng khi giao tranh và nó đã chết dù bác sĩ hết lòng cứu chữa.
Vào tháng 3 năm 2011, một con hổ tại vườn thú Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ, đã tấn công một con sư tử khi được nhốt chung chuồng. Nó đánh chết con sư tử chỉ bằng một cú vả. Theo lời kể của các quan chức địa phương: "Chỉ với một cú vả, con hổ đã làm đứt tĩnh mạch cảnh ở cổ, khiến con sư tử chết trong vũng máu".
Theo Craig Saffoe, một nhà sinh vật học và là người quản lý hổ và sư tử ở vườn thú Smithsonian, Mỹ cho biết: "Kết quả thắng thua phụ thuộc vào đặc trưng về thể chất, phong cách chiến đấu của từng cá thể... Nhưng nếu phải đặt cược, tôi sẽ nghiêng về hổ hơn".
Các nhà sinh vật học từ Big Cat Rescue lại cho rằng: "Chúng tôi muốn mọi người quan tâm đến việc cứu lấy những con vật này hơn là việc băn khoăn xem chúng đánh nhau thì con vật nào thắng, thế nhưng sức mạnh của hai loài vật với kích cỡ lớn nhất họ nhà mèo lại luôn khiến mọi người tò mò.
Cũng có những ý kiến cho rằng, hổ có lợi thế rất lớn vì thói quen đi săn 1 mình. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nó có kinh nghiệm chiến đấu một đối một hơn sư tử. Bên cạnh đó, hổ là thường săn những con mồi to lớn hơn những loài vật mà sư tử vẫn săn.
Hơn nữa, sư tử khi săn mồi lớn cần phải kết hợp với cả đàn. Với cách săn mồi này, chúng sẽ thành công mà không cần đổ máu. Ngược lại, hổ khi giao tranh không vì miếng mồi ngon mà là tinh thần một mất một còn. Có lẽ như vậy, khi hổ và sư tử trực tiếp chiến đấy thì hổ thường giành phần thắng nhiều hơn. Tuy nhiên, dù loài nào mạnh hơn thì trên thực tế, chúng đều là những loài động vật cần được nhân loại bảo vệ trước "bờ vực của sự tuyệt chủng".
*Bài viết được tổng hợp từ Smithsonian, Quora, Theo Huffington Post.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao người chết luôn phải che một tấm vải lên mặt? Câu trả lời vô cùng đơn giản nhưng ít người nghĩ tới
CLIP: Cuộc săn kịch tính, sư tử đối đầu trâu rừng dưới sông
CLIP: Đại bàng nhận cái kết đắng khi săn nhầm dê núi dũng mãnh
Thân thế người đứng đầu trên bia tiến sĩ ở Văn Miếu: Ba lần từ chối làm quan, tên tuổi vang dội cả Trung Quốc
CLIP: Cuộc chiến khốc liệt giành quyền giao phối của heo rừng, cái kết đầy kịch tính
Bà lão dọn dẹp nhà cửa tìm thấy cổ vật ngàn năm, bàng hoàng phát hiện gốc tích tổ tiên không hề tầm thường