Hóa thạch 1 tỷ năm tuổi của thực vật xanh cổ nhất thế giới
Hóa thạch thằn lằn 300 triệu năm tuổi được tìm thấy ở Canada / 'Tận mắt' hóa thạch nghi 'chó ngao ma' huyền thoại thế giới
Các nhà nghiên cứu cho biết loài thực vật vừa phát hiện có tên Proterocladus antiquus, có kích thước bằng hạt gạo và phân thành nhiều nhánh mỏng. Nó phát triển mạnh ở vùng nước nông và đâm xuống đáy biển như rễ cây, theo Guardian.
Trông có vẻ nhỏ bé nhưng Proterocladus là một dạng tảo lục, một trong những sinh vật lớn nhất lúc bấy giờ. Các “đồng loại” dưới biển của nó là các vi khuẩn và vi trùng, theo Guardian.
Proterocladus antiquus tham gia vào quá trình quang hợp, biến năng lượng của ánh sáng mặt trời thành năng lượng hóa học và tạo ra oxy.
“Proterocladus antiquus là họ hàng gần gũi với tổ tiên của tất cả loại thực vật xanh hiện nay”, tác giả công trình Qing Tang, nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ ngành cổ sinh vật học của Viện Đại học Bách khoa Virginia, cho biết.
Ông Tang đã phát hiện ra hóa thạch trong lớp đá được khai quật ở gần thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc và là tác giả chính của nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature Ecology & Evolution.
Sinh quyển của Trái Đất phụ thuộc rất nhiều vào các loại thực vật tạo oxy. Những loài thực vật trên cạn đầu tiên, được cho là “hậu duệ” của tảo lục, đã xuất hiện khoảng 450 triệu năm trước.
Đã có sự tiến hóa trên Trái Đất có lẽ cách đây 2 tỷ năm từ các vi khuẩn đơn bào đến nhóm sinh vật nhân thực đầu tiên như nấm, thực vật và động vật. Những thực vật đầu tiên là sinh vật đơn bào. Sự tiến hóa sang các loài thực vật đa bào như Proterocladus là bước ngoặt quan trọng mở đường cho các loài thực vật sống trên thế giới, từ dương xỉ đến cự sam rồi cây bắt ruồi Venus.
Proterocladus có trước loài tảo lục được biết đến sớm nhất 200 triệu năm. Một trong những họ hàng hiện đại của nó là loại tảo biển ăn được, gọi là rau diếp biển.
Proterocladus đại diện cho hóa thạch thực vật xanh lâu đời nhất. Hóa thạch của những sinh vật đơn bào xanh già hơn vẫn còn là một câu hỏi.
Thực vật không phải là loài đầu tiên có thể quang hợp. Chúng có một tổ tiên dường như có bộ phận tế bào quang hợp như loại vi khuẩn cyanobacterium.
Proterocladus thuộc nhóm thực vật thủy sinh.
Shuhai Xiao, nhà cổ sinh vật học của Viện Đại học Bách khoa Virginia, đồng tác giả nghiên cứu, nói: “Loài thực vật thủy sinh Proterocladus là chị đại của tiến hóa, bà cố của tất cả loại thực vật xanh hiện nay”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?