Khám phá

Tìm thấy hoá thạch loài gián 370 triệu năm trước

Sự may mắn bất ngờ đã mỉm cười với đoàn thám hiểm quốc tế gồm các nhà khoa học Mỹ, Pháp, Thụy Sĩ và Bỉ. Trong khi khai quật ở một di tích nằm ở ngoại vi thành phố Strout (Bỉ) các nhà khảo cổ học đã phát hiện một hóa thạch đặc biệt quý hiếm, tổ tiên của một con gián hiện đại có tuổi là 370 triệu năm về trước.

Phát hiện hóa thạch ruồi ‘ma cà rồng’ cổ đại / Phát hiện hóa thạch chim 'khủng bố' thời tiền sử ở Argentina

Hóa thạch loài gián mới tìm thấy có niên đại cách ngày nay 370 triệu năm về trước. Ảnh minh họa.

Phát hiện con vật nhỏ bé này có ý nghĩa rất lớn. Nó lật nhào một giả thuyết cho đến nay đang được thừa nhận về sự xuất hiện của những côn trùng có cánh trên Trái Đất và đẩy mốc thời gian về phía trước hàng triệu năm.

Hóa thạch tìm thấy tại Bỉ trở thành một mẫu vật duy nhất về một côn trùng sống từ kỷ Đê-vôn, từ 360 đến 415 triệu năm về trước. Trước đây, các nhà khảo cổ mới chỉ tìm thấy 2 mảnh rất nhỏ của chiếc hàm của con gián cổ đại và với dẫn chứng quá sơ sài ấy người ta chẳng có thể nói được gì kỹ hơn về quá trình tiến hóa của côn trùng.

Hiện vật cực quý tìm ra ở Bỉ là loài gián có tên khoa học là Strudielladevonica, chỉ dài có 8 milimet. Nó có 6 chân, lông ngực, hàm hình tam giác, một cặp râu gồm 2 chiếc hướng về hai phía, khoang bụng chia ra làm 9 phần.

Mặc dù những chiếc cánh không được toàn vẹn, các nhà khoa học phán đoán rằng di vật này là ấu trùng của loài côn trùng xưa nhất thế giới và nó đã bị chết khi đang bay.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm