Hơn 6.000 con chim cánh cụt bị quét sạch tại một hòn đảo vì sự xuất hiện của một con quỷ
Công trình nghìn tuổi sánh ngang Tử Cấm Thành: Dựng không cần đinh, chim không dám đậu, gỗ không có mọt, bụi không bám nổi / "Rụng tim" trước vẻ đẹp của 11 loài chim quý và lạ bậc nhất Việt Nam
Chim cánh cụt không chỉ có ở Nam Cực băng tuyết. Úc cũng có chim cánh cụt. Nhưng ở một hòn đảo của Úc, hàng ngàn con chim cánh cụt đã bị hủy diệt, và nguyên nhân đến từ một con quỷ. Đó là "quỷ Tasmania".
>> Xem thêm: Giải mã bí ẩn lớn nhất về sự tiến hóa của loài người
Thực ra, quỷ Tasmania là tên của một loài thú có túi quý hiếm của Úc. Suốt 3 thập kỷ trôi qua, chúng rơi vào tình cảnh rất khó khăn khi số lượng loài bị đẩy xuống cực thấp do một thứ dịch bệnh gây ung thư có thể lây lan, được gọi là "u mặt quỷ" (DFT). Con người vì thế phải thử rất nhiều cách để bảo tồn loài vật này. Tuy nhiên, sự tồn tại của quỷ Tasmania lại kéo theo sự hủy diệt cho các loài vật khác, điển hình là chim cánh cụt.
>> Xem thêm: Khám phá chùa Hang Pindaya, Myanmar nơi lưu giữ hơn 8.000 tượng phật
Pha bảo tồn bi kịch
Nhằm bảo tồn số lượng quỷ Tasmania, các chuyên gia phải cách ly chúng khỏi căn bệnh DFT, bằng cách đưa chúng đến đảo Maria. Đây là một hòn đảo nhỏ, nằm ở phía đông Tasmania. Hòn đảo này vốn là một thiên đường cho chim cánh cụt tí hon (Eudyptula minor) - cũng là loài chim cánh cụt nhỏ nhất thế giới. Nhưng thật không may, những chú chim nhỏ bé và không có nhiều thứ để tự vệ đã nhanh chóng trở thành con mồi ưa thích của một kẻ đi săn mới. Và theo như thống kê, những con quỷ đã hủy diệt khoảng 6.000 con cánh cụt, trong vòng 8 năm.
Quỷ Tasmania
Xu hướng đáng lo ngại này được phát hiện kể từ khi quỷ Tasmania được đưa tới đảo vào năm 2012. Tuy nhiên, một khảo sát do Bird Life Tasmania thực hiện cho thấy chim cánh cụt trên hòn đảo này đã bị tận diệt.
"Mỗi lần con người đưa một loài vật mới tới các hòn đảo xa xôi - dù là vô tình hay cố ý, kết quả đều giống nhau. Sẽ là thảm họa cho một hoặc nhiều loài chim," - Tiến sĩ Eric Woehler từ BirdLife Tasmania cho biết. "Mất 3000 cặp chim cánh cụt trên một hòn đảo vốn là công viên quốc gia là một hệ quả quá nặng."
>> Xem thêm: “Lâu đài cổ tích” bí ẩn được chạm khắc trên vách đá thẳng đứng
Được biết, chim cánh cụt tí hon được tìm thấy tại ngoài khơi Úc và New Zealand - 2 khu vực có thể xem là thiên đường với bất kỳ loài vật nào, kể cả những loài du nhập. Tại New Zealand, thú có túi được cố ý nhập khẩu từ năm 1837 với hy vọng thúc đẩy ngành công nghiệp lông thú, kèm theo niềm hy vọng sẽ giúp hệ sinh thái trở nên đa dạng hơn. Nhưng đó là một niềm hy vọng quá thơ ngây, vì chúng nhanh chóng săn đuổi các loài bản địa như chim Kiwi, và nay là chim cánh cụt tí hon.
>> Xem thêm: Khám Phá Trùng Sơn Cổ Tự của Ninh Thuận
Chim cánh cụt tí hon bị những con quỷ săn đuổi
Với trường hợp của quỷ Tasmania, mối đe dọa với chim cánh cụt còn lớn hơn so với thú có túi thông thường và mèo. Và hơn thế nữa theo Woehler, chim cánh cụt cũng chẳng phải nạn nhân duy nhất.
"Chúng tôi đang thấy báo cáo về việc các loài ngỗng cố gắng làm tổ trên cây để né tránh sự săn đuổi của lũ quỷ," - ông chi biết. "Rõ ràng là chúng đã đem theo ảnh hưởng quá lớn đến hệ sinh thái của đảo Maria."
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Người đàn ông vớt được vật lạ dưới sông, không phải cục vàng, đó là gì?
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này