Huyền thoại Juanita Moody: Sinh ra để làm… điệp viên!
Nữ điệp viên Liên Xô đóng vai bà nội trợ qua mặt tình báo Anh / Điệp viên hai mang George Blake là ai?
Sau này, cựu điệp viên Juanita Moody bồi hồi nhớ lại: “Tôi rời cơ quan (NSA) và lên chiếc xe mui trần cổ điển của mình, cũng ngay lúc đó tôi được báo là viên phi công đã lên máy bay”. Những gì xảy ra trong 2 tuần tiếp theo đó là những thời khắc nguy hiểm nhất trong lịch sử nền văn minh nhân loại.
Gần 60 năm sau đó, cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba (CMC) vẫn được xem là thất bại thảm khốc đối với một phần của bộ máy an ninh quốc gia Mỹ.
Làm thế nào để các điệp viên chóp bu, lính tráng, nhà ngoại giao, các nhà phân tích tình báo và quan chức bị thất bại trong khâu dự đoán và khám phá những tích tụ của một kho vũ khí hạt nhân bên ngưỡng cửa nước Mỹ, hay chí ít là nó nằm cách lục địa Mỹ không đầy 100 hải lý ngoài khơi, vấn đề này vẫn đang được nghiên cứu và tạo ra tranh luận dai dẳng.
Bối cảnh sự kiện
Buổi sáng ngày Chủ Nhật, 14 tháng 10 năm 1962, Juanita Moody đang trong tâm trạng háo hức tại tổng hành dinh của Cơ quan an ninh nội địa Mỹ (NSA) đặt ở Fort Meade (tiểu bang Maryland) và đi một đoạn ngắn tới chiếc xe của mình đang đậu tại một trong những hàng đầu tiên dành cho các viên chức lãnh đạo cao cấp nhất.
Bầu trời trong vắt như pha lê mà sau này bà Juanita đã nhớ lại “một ngày tuyệt đẹp”. Bà nắm được tin rằng Không lực Mỹ đã phái một máy bay gián điệp U-2 bay trên không phận Cuba để chụp những bức ảnh có độ phân giải cao về các thiết lập quân sự trên khắp hòn đảo này.
Juanita lo lắng cho viên phi công (đã 2 lần trong 2 năm qua, 2 máy bay U-2 đã bị bắn rụng, 1 trên đất Liên Xô và 1 trên đất Trung Quốc). Bà cũng lo lắng về vận mệnh đất nước này: những căng thẳng giữa Mỹ và Liên Xô ngày một tồi tệ.
Nhìn chung, câu chuyện về các hoạt động tình báo Mỹ trước và trong khi xảy ra CMC còn lâu mới có hồi kết. Một trong những thiếu sót lạ lùng nhất cho đến nay là vai trò trung tâm của Juanita Moody, khi đó 38 tuổi, một phù thủy phá mã kiêm người đứng đầu chi nhánh của NSA ở Cuba trong mùa Thu thập phần nguy hiểm năm 1962.
Thậm chí ngày hôm nay, cái tên Juanita Moody vẫn là một ẩn số bên ngoài trụ sở NSA, cùng những chi tiết về việc đóng góp của bà cho an ninh quốc gia vẫn được bảo vệ chặt chẽ. Thế giới của bà Juanita là tình báo tín hiệu (SIGINT) với các công việc như thông điệp vô tuyến, dữ liệu radar, liên lạc điện tử, bản đọc hệ thống vũ khí, bản kê khai vận chuyển, hay bất kỳ thứ gì khác có thể đánh chặn đồng minh hoặc kẻ thù.
Bước chuyển ngắn ngủi của đời bà đã diễn ra chỉ một thập niên sau sự kiện CMC khi bà thấy mình bị vướng vào những bê bối giám sát nội địa đã nhấn chìm cả Washington sau vụ Watergate. Nhưng người phụ nữ này là ai?
Tôi (tác giả David Wolman, biên tập viên tờ báo Outside, một cây bút kỳ cựu trong các đề tài về tình báo) đã dành nhiều năm để nghiên cứu các tài liệu, đào sâu về các kho lưu trữ của chính phủ Mỹ và xem xét các loại tài liệu đã được phân loại trước đây bao gồm những báo cáo nội bộ của NSA và đánh giá hiệu suất của chúng bằng cách sử dụng Luật tự do thông tin (FIA) cũng như thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn với các sử gia, các cựu và nhân viên hiện thời của NSA, và cả những họ hàng đang còn sống của bà Juanita (họ cung cấp thư từ và ảnh chụp của cựu điệp viên).
Lần đầu tiên, câu chuyện mới toanh về nữ điệp viên Juanita Moody sẽ khắc họa chân thực cách người Mỹ phản ứng với căng thẳng của Liên Xô ở bên kia bán cầu.
“Bà đầm thép” của tình báo NSA
Juanita Moody (tên khai sinh Née Morris) chào đời ngày 29 tháng 5 năm 1924, là chị cả trong số 9 người con. Cha bà là Joseph, một công nhân hỏa xa đã chuyển nghề thành một nông dân trồng bông và đỗ tương; còn người mẹ là bà Mary Elizabeth làm nội trợ. Cả gia đình sống trong một xóm nhỏ ở Morven (tiểu bang Bắc Carolina) trong một ngôi nhà thuê không có phòng tắm, không điện lẫn nước sạch.
Thuở nhỏ, Juanita đã thay mẹ trông các em. Người em gái Virginia “Dare” Marsh, ngày nay ở tuổi 90, xúc động khi nhớ về chị mình: “Chị ấy (Juanita) nói cái gì là cả đám em phải nghe theo răm rắp”.
Có một thứ khiến cho Juanita trở nên đặc biệt trong nhà. Bà Virginia giải thích: “Tôi cảm thấy bố mẹ mình luôn để mắt tới chị ấy từng chút một”.
Hiệu trưởng ngôi trường ở Morven đã nhìn thấy ánh mắt nghị lực của Juanita nên đã giới thiệu cho nữ sinh đó tới học trường Cao đẳng sư phạm Tây Carolina ở Cullowhee.
Juanita vay tiền để theo học, nhưng rồi chiến tranh đột ngột nổ ra. Sau này bà Juanita đã nhớ lại tại một trong những cuộc phỏng vấn với các sử gia NSA như đã được giải mật vào năm 2016: “Đột nhiên trong trường không còn một bóng nam sinh nào. Tôi cảm thấy thật phí hoài thời gian ở nơi xinh đẹp đó trong khi cả nước đang nóng rực chiến tranh”.
Tại văn phòng tuyển quân ở Charlotte, nhà tuyển dụng hỏi: “Cô muốn làm gì?” Juanita đáp: “Tôi muốn vào nghề tình báo”. Đó là mùa Xuân năm 1943. Sau vài bài kiểm tra, Juanita đã được gửi tới Arlington Hall (Virginia), tổng hành dinh của Cục tình báo tín hiệu (SIS, tiền thân của NSA).
Bà được đào tạo chóng vánh về “phân tích mã” và nhanh chóng làm việc trong một nhóm chuyên sử dụng mật mã để bẻ khóa các thông tin liên lạc của Đức Quốc Xã (ĐQX). Mật mã chỉ có thể được bẻ khóa bằng khóa được cung cấp trước cho người nhận thông điệp.
Juanita nhớ lại mình đã làm việc quên cả giờ giấc, thường về nhà lúc nửa đêm. Cuối cùng, Juanita cùng một đồng nghiệp khác (một nhà ngôn ngữ kiêm toán học từng làm việc tại Bletchley Park – trụ sở phá mã của Anh) đã thuyết phục các kỹ sư NSA chế tạo một loại máy dùng cho sự cố 1 lần dựa theo máy phá mã của Alan Turing, và có thể tạo ra khóa mật mã bằng cách sử dụng những tác nhân đầu vào.
Thiết bị mới của NSA dù rất vụng về như cách bà Juanita nhận xét, nhưng nó cũng giúp người Mỹ giải mã những thông điệp bí ẩn được gửi từ đại sứ quán Berlin ở Tokyo đến Berlin.
Đây là lần đầu tiên trong sự nghiệp dài hơi của mình, một gương mặt quen thuộc tại Bletchley Park và khuôn viên IBM ở New York, đã thúc đẩy hoạt động tình báo bằng cách dùng những công nghệ mới mẻ. Sau khi Nhật Bản đầu hàng, Juanita Moody tiếp tục ở lại SIS và chuyên xử lý thu thập tín hiệu từ Đông Âu.
Năm 1947, bà được thăng chức trưởng khu vực Nam Tư. Ngày 24 tháng 10 năm 1952, Tổng thống Harry Truman đã ký một bản ghi nhớ mật và NSA đã chào đời. Phân tích là bộ não của CIA.
Suốt thập niên 1950, bà Juanita đã trải qua các vị trí lãnh đạo ở NSA gồm trưởng vệ tinh Châu Âu, trưởng các hệ thống thủ công Nga, trưởng các hệ thống thủ công cao cấp của Nga và Đông Âu.
Bản thân bà Juanita coi cách mà NSA sử dụng các bản giải mã, các bản ghi nhớ và thông tin tuyệt mật được viết trên giấy là lạc hậu. Bà tỏ ra rất am hiểu trong việc dùng các công nghệ mới để chắt lọc ra lượng dữ liệu khổng lồ và cung cấp chúng cho những người ra quyết định càng nhanh càng tốt.
Từ rất lâu bà Juanita đã ủng hộ cho khái niệm dữ liệu lớn cả trước khi khái niệm này được hoàn thiện, và bà thúc đẩy NSA sử dụng những công cụ mới như Teletype, Flexowriter, máy tính IBM đầu tiên (tiền thân của mạng nội bộ) và cơ sở dữ liệu tìm kiếm được gọi là Solis.
Juanita quản lý cả nhóm đồng nghiệp. Mỗi buổi sáng, trưởng các bộ phận dưới quyền bà sẽ đến văn phòng của Juanita để trình bày những tin tức tình báo quan trọng của ngày hôm trước.
Khi trở thành một quý bà trong thế giới thuần do nam giới thống trị, Juanita Moody có một cách nhìn đơn giản. Trả lời một sử gia NSA ngay từ năm 2001, bà Juanita khẳng định: “Tôi hiếm khi gặp trục trặc. Họ (các đồng nghiệp nam) luôn tạo cho tôi cảm giác rằng tôi có thể chinh phạt thế giới bất kỳ lúc nào mình muốn”.
Bà cũng là nạn nhân của việc quấy rối, và thường chọn cách im lặng cho qua chuyện. Những lúc rỗi rãi, Juanita cùng ông xã Warren (CEO của Eastern Airlines) thường chuyển đến thung lũng Shenandoah và nghỉ ngơi trong ngôi nhà miền núi tên là Hoot n Holler. Thú tiêu khiển của Juanita thường là nghe nhạc jazz, làm vườn, câu cá và săn hươu.
Năm 1961, khi “vấn đề Liên Xô” là chủ đề nóng trong một số năm thì lại một lần nữa bà Juanita đã trở thành thủ lĩnh của G-Group, thực thể chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động của NSA ở gần như khắp nơi gồm cả Trung Quốc và Liên Xô, tổng cộng 120 quốc gia.
Bức ảnh về Juanita Moody trong cuốn kỷ yếu đại học năm 1943. Ảnh nguồn: Susan Seubert. |
Báo cáo tuyệt mật về Cuba
Ngày 17 tháng 4 năm 1961, toán lính bán vũ trang đã xông vào Playa Girón (Cuba) nhằm lật đổ lãnh tụ Fidel Castro trong cái sự kiện mang tên Vịnh Con Lợn.
Cuộc tấn công bất ngờ được thực hiện bởi những người Cuba lưu vong do CIA dung dưỡng và huấn luyện, nhưng nó đã gần như rối loạn ngay từ đầu và dẫn đến sự leo thang nhanh chóng giữa Mỹ và Liên Xô hình thành nên CMC.
Với những người trong cộng đồng tình báo Mỹ thì lời thề của lãnh tụ Liên Xô, Nikita Khrushchev, sẽ giúp bảo vệ người dân Cuba đã khiến Mỹ tập trung hơn đến quốc đảo vịnh Caribe, mặt trận mới của chiến tranh lạnh. Mùa xuân năm 1961, NSA tái tổ chức các hoạt động của mình, chuyển bớt nguồn lực sang Cuba.
Một trong những trở ngại đầu tiên mà nhóm điệp viên của bà Juanita khám phá ra cơ chế bảo mật thông tin liên lạc của Cuba đã được cải thiện, “cho đến khi đó nó đã khá phức tạp”, bà Juanita lưu ý.
Đến khi đó cơ chế bảo mật liên lạc của Cuba đã được củng cố bằng hệ thống vi sóng trên khắp hòn đảo. Công nghệ này cung cấp độ bí mật cao vì các ăng-ten vi sóng trên bộ đã chuyển tiếp thông tin theo chuỗi, và cách duy nhất để chặn tin nhắn là ở gần ăng-ten.
Các cơ quan tình báo và quân sự Mỹ thừa biết các tháp ăng-ten này song không thể đánh chặn tín hiệu được truyền đi. NSA đã đáp trả bằng cách xây dựng các cơ sở đánh chặn mới ở Florida, và các thiết bị bay trinh sát quanh Cuba.
Song vẫn chưa nhằm nhò gì, vì thế Hải quân Mỹ đã triển khai các tàu Oxford, Liberty và Belmont (những con tàu từ thời Đại chiến tranh thế giới thứ hai (ĐCTGII) chưa được trang bị nhiều thiết bị giám sát) thả neo quanh các vùng nước thuộc lãnh hải Cuba.
Vài tháng sau đó, nhóm của bà Juanita nhận ra rằng các tháp vi sóng là nơi ít để người Mỹ bận tâm. Bên cạnh đó tình báo tín hiệu (SIGINT) đã hé lộ lưu lượng hàng hải tăng vọt từ các căn cứ hải quân Liên Xô đến Cuba. Các bản kê khai hàng hóa bị chặn từ các tàu Liên Xô cập cảng Cuba.
Lần khác, hàng hóa được báo cáo không khớp với trọng lượng tại cảng. Thông qua các liên lạc bị chặn, NSA nắm được việc dỡ hàng bí mật vào ban đêm cũng như giao hàng các xe tăng Liên Xô.
“Tin tức ngày một hấp dẫn”, cựu điệp viên Juanita nhớ lại. Cũng trong khoảng thời gian này, các liên lạc bị chặn tại các căn cứ không quân nói tiếng Tây Ban Nha ở Tiệp Khắc: nơi người Liên Xô đang huấn luyện cho các phi công Cuba.
Người Mỹ cũng nắm được tin rằng Liên Xô đang gửi các chiến cơ MIG và oanh tạc cơ IL-28 cho Cuba. Trong thời điểm đó, bà Juanita đã đến London để phối hợp với những người đồng cấp tại Tổng hành dinh truyền thông chính phủ Anh (GCHQ).
Mùa Thu năm 1961, Liên Xô đã rút khỏi lệnh cấm song phương về thử nghiệm vũ khí hạt nhân; cuối tháng 10 năm đó, họ cho nổ một quả bom Hydro 50 megaton ở biển Bắc Cực, tạo ra một lực nổ mạnh tương đương 3.800 quả bom thả xuống Hiroshima.
Chỉ vài tuần sau đó, Louis Tordella, phó giám đốc NSA đã giới thiệu tại văn phòng của bà Juanita 2 quan chức cao cấp của chính quyền Kennedy mà một trong 2 người họ là Edward Lansdale, trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng. Họ bước vào một phòng hội nghị nhỏ, nơi đó Tordella đóng cửa và kéo rèm.
Bà Juanita nhớ lại việc Lansdale căn vặn mình: “Chúng tôi muốn biết bà biết gì về Cuba? Cho dù đó là suy nghĩ hay linh cảm phỏng đoán, tôi muốn biết mọi thứ mà bà suy nghĩ về Cuba”.
Bà Juanita lập tức tường trình về các thao tác đánh chặn liên lạc ở cảng, những cuộc đàm thoại đề cập đến xe tăng, radar và súng phòng không, tiền và nhân sự mà Liên Xô đổ vào Cuba.
Bị ấn tượng bởi chuyên môn của Juanita bởi một lượng thông tin chi tiết chưa từng có ai cung cấp cho Nhà Trắng về tiềm lực bày binh bố phòng ở Cuba, Lansdale đề nghị Moody phải viết về những phát hiện của mình.
Cùng với vài đồng nghiệp, họ đã mất 3 đêm để hoàn thành cái mà Juanita gọi là “bản tóm tắt đặc biệt nhỏ dành cho Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng”.
Khi Juanita hoàn thành báo cáo, bà thúc giục Tordella “công bố” báo cáo của mình và luân chuyển nó giữa các cơ quan tình báo, Nhà Trắng, Bộ Ngoại giao và Quân đội. Tordella gửi báo cáo cho Lansdale và người này chuyển nó cho Tổng thống Kennedy.
Đầu năm 1962, Juanita nói rằng bà đang “thật sự sợ hãi”: số lượng khí tài quân sự chất đống ở Cuba không đơn giản như việc Liên Xô lặp đi lặp lại rằng “chỉ là phòng thủ”.
Thông tin chi tiết về việc các kỹ thuật viên Liên Xô “di chuyển vòng quanh Cuba” thật đáng lo ngại, và cũng lúc đó NSA nắm tin rằng Liên Xô đã chuyển tên lửa đất đối không (không phải là tên lửa hạt nhân địa đạo) đến Cuba.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách