Khám phá

Tiết lộ 'chấn động' về những điệp viên nổi tiếng nhất thế giới

Điệp viên có thể là những người phản bội lại đất nước của mình nhưng cũng có thể là những người hùng với hành động dũng cảm quên mình để cứu sống nhiều mạng người và giúp chấm dứt chiến tranh.

Điệp viên hai mang Gordievsky khai gì khi uống 'thuốc nói sự thật'? / Điệp viên không bị kết án

Mata Hari (1876–1917): Mata Hari, sinh ra tại thị trấn Leyvarden ở Hà Lan, là một vũ nữ nổi tiếng khắp Paris hoa lệ với những điệu nhảy tốn nhiều giấy mực của các nhà phê bình nghệ thuật. Trong suốt Thế chiến I, Mata Hari được cho là có nhiệm vụ thu thập tin tức có liên quan đến hoạt động quân sự của Pháp ở Paris và các khu vực chiến lược quan trọng rồi thông báo cho cơ quan tình báo Đức. Năm 1917, cô bị Pháp xử bắn và qua đời ở tuổi 41.
Mata Hari (1876–1917): Mata Hari, sinh ra tại thị trấn Leyvarden ở Hà Lan, là một vũ nữ nổi tiếng khắp Paris hoa lệ với những điệu nhảy tốn nhiều giấy mực của các nhà phê bình nghệ thuật. Trong suốt Thế chiến I, Mata Hari được cho là có nhiệm vụ thu thập tin tức có liên quan đến hoạt động quân sự của Pháp ở Paris và các khu vực chiến lược quan trọng rồi thông báo cho cơ quan tình báo Đức. Năm 1917, cô bị Pháp xử bắn và qua đời ở tuổi 41.
Julius (1917–1953) và Ethel (1916–1953) Rosenberg: Là những công dân Mỹ, gia đình Rosenberg bị cáo buộc cung cấp các thông tin tuyệt mật về công nghệ vũ khí cho Liên Xô trong suốt Chiến tranh Lạnh.
Julius (1917–1953) và Ethel (1916–1953) Rosenberg: Là những công dân Mỹ, gia đình Rosenberg bị cáo buộc cung cấp các thông tin tuyệt mật về công nghệ vũ khí cho Liên Xô trong suốt Chiến tranh Lạnh.
Julius Rosenberg và Ethel Rosenberg bị cáo buộc đã tiết lộ thiết kế vũ khí hạt nhân cho kẻ thù và bị hành quyết vì tội gián điệp.
Julius Rosenberg và Ethel Rosenberg bị cáo buộc đã tiết lộ thiết kế vũ khí hạt nhân cho kẻ thù và bị hành quyết vì tội gián điệp.
Aldrich Ames (1941– ): Ames đã dành 31 năm trong Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) với vai trò là chuyên gia phân tích chống tình báo. Tuy nhiên, đứng trước khoản nợ lớn sau khi ly hôn, Ames đã bắt đầu làm điệp viên cho Liên Xô, phản bội CIA và thu được một khoản tiền khổng lồ từ việc này. Năm 1994, Ames và người vợ thứ hai bị bắt. Ông bị kết tội gián điệp và bị kết án tù chung thân mà không được ân xá.
Aldrich Ames (1941– ): Ames đã dành 31 năm trong Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) với vai trò là chuyên gia phân tích chống tình báo. Tuy nhiên, đứng trước khoản nợ lớn sau khi ly hôn, Ames đã bắt đầu làm điệp viên cho Liên Xô, phản bội CIA và thu được một khoản tiền khổng lồ từ việc này. Năm 1994, Ames và người vợ thứ hai bị bắt. Ông bị kết tội gián điệp và bị kết án tù chung thân mà không được ân xá.
Klaus Fuchs (1911–1988): Sinh ra ở Đức nhưng Fuchs sống ở Canada trong suốt những năm đầu Thế chiến II. Cho tới năm 1943, ông làm việc cho Mỹ trong Dự án Manhattan tuyệt mật. Sau chiến tranh, ông quay lại Anh và làm việc cho Cơ quan Nghiên cứu Năng lượng Nguyên tử. Bị phơi bày là một điệp viên cho Liên Xô vào năm 1950, ông Fuchs bị tuyên án 9 năm tù sau khi di cư tới Đông Đức.
Klaus Fuchs (1911–1988): Sinh ra ở Đức nhưng Fuchs sống ở Canada trong suốt những năm đầu Thế chiến II. Cho tới năm 1943, ông làm việc cho Mỹ trong Dự án Manhattan tuyệt mật. Sau chiến tranh, ông quay lại Anh và làm việc cho Cơ quan Nghiên cứu Năng lượng Nguyên tử. Bị phơi bày là một điệp viên cho Liên Xô vào năm 1950, ông Fuchs bị tuyên án 9 năm tù sau khi di cư tới Đông Đức.
Sidney Reilly (1873–1925): Sidney Reilly - một điệp viên người Anh sinh ra ở Nga được coi là nguyên mẫu của Điệp viên 007 và là "siêu điệp viên" của thế kỷ 20. Ông từng làm trong Văn phòng Mật vụ Anh, tiền thân của MI6 ngày nay. Reilly bắt đầu các hoạt động gián điệp vào những năm 1890, sau đó bị Liên Xô bắt và bị xử tử năm 1925.
Sidney Reilly (1873–1925): Sidney Reilly - một điệp viên người Anh sinh ra ở Nga được coi là nguyên mẫu của Điệp viên 007 và là "siêu điệp viên" của thế kỷ 20. Ông từng làm trong Văn phòng Mật vụ Anh, tiền thân của MI6 ngày nay. Reilly bắt đầu các hoạt động gián điệp vào những năm 1890, sau đó bị Liên Xô bắt và bị xử tử năm 1925.
Anthony Blunt (1907–1983): Từng là một sử gia nghệ thuật của Anh, Blunt có lẽ đã trở thành điệp viên cho Liên Xô trong một chuyến thăm tới Moscow năm 1934. Ông Blunt cũng là một thành viên của cơ quan tình báo Quân đội Anh trong suốt Thế chiến II khi ông được Cơ quan Mật vụ MI5 tuyển chọn. Blunt thú nhận ông là điệp viên cho Liên Xô năm 1964 sau khi được miễn truy tố.
Anthony Blunt (1907–1983): Từng là một sử gia nghệ thuật của Anh, Blunt có lẽ đã trở thành điệp viên cho Liên Xô trong một chuyến thăm tới Moscow năm 1934. Ông Blunt cũng là một thành viên của cơ quan tình báo Quân đội Anh trong suốt Thế chiến II khi ông được Cơ quan Mật vụ MI5 tuyển chọn. Blunt thú nhận ông là điệp viên cho Liên Xô năm 1964 sau khi được miễn truy tố.
Kim Philby (1912–1988): Philby là “át chủ bài” của Cơ quan Tình báo Đối ngoại Anh (MI6), được tiếp cận với nhiều thông tin tuyệt mật. Tuy nhiên, ông cũng là điệp viên 2 mang nổi danh nhất Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh. Ông đến Washington DC năm 1949 nhưng dưới sự giám sát ngày càng chặt của CIA, Philby đã trốn tới Liên Xô từ Beirut. Ông mất tại Moscow và được truy điệu như một người hùng.
Kim Philby (1912–1988): Philby là “át chủ bài” của Cơ quan Tình báo Đối ngoại Anh (MI6), được tiếp cận với nhiều thông tin tuyệt mật. Tuy nhiên, ông cũng là điệp viên 2 mang nổi danh nhất Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh. Ông đến Washington DC năm 1949 nhưng dưới sự giám sát ngày càng chặt của CIA, Philby đã trốn tới Liên Xô từ Beirut. Ông mất tại Moscow và được truy điệu như một người hùng.
Krystyna Skarbek (1908–1952): Bà là một trong những nữ điệp viên phục vụ lâu nhất cho Anh. Skarbek làm việc với Cục Chiến dịch Đặc biệt của Anh và tiến hành thành công nhiều nhiệm vụ quan trọng trong suốt thời gian Pháp và Ba Lan bị phát xít Đức chiếm đóng. Đổi tên là Christine Granville sau chiến tranh, những đóng góp phi thường cho quân Đồng minh đã mang về cho bà Huân chương George, Huân chương Đế quốc Anh do Anh trao tặng và Chiến công Bội tinh do Pháp trao tặng.
Krystyna Skarbek (1908–1952): Bà là một trong những nữ điệp viên phục vụ lâu nhất cho Anh. Skarbek làm việc với Cục Chiến dịch Đặc biệt của Anh và tiến hành thành công nhiều nhiệm vụ quan trọng trong suốt thời gian Pháp và Ba Lan bị phát xít Đức chiếm đóng. Đổi tên là Christine Granville sau chiến tranh, những đóng góp phi thường cho quân Đồng minh đã mang về cho bà Huân chương George, Huân chương Đế quốc Anh do Anh trao tặng và Chiến công Bội tinh do Pháp trao tặng.
George Blake (1922– ): Sinh ra ở Hà Lan, Blake, người sau này có quốc tịch Anh đã phục vụ trong Hải quân Hoàng gia trong suốt Thế chiến II trước khi được MI6 tuyển chọn. Năm 1948, ông đóng quân ở Seoul, Hàn Quốc. Trong Chiến tranh Triều Tiên, ông bị phía Triều Tiên bắt giữ và sau đó tình nguyện làm việc cho cơ quan gián điệp của Liên Xô là KGB. Được thả năm 1953, ông tiếp tục làm điệp viên cho Liên Xô tới năm 1961 thì thân phận của ông bị bại lộ. Bị tuyên án 42 năm tù giam, Blake đã vượt ngục và chạy tới Moscow, nơi ông đang sống hiện nay.
George Blake (1922– ): Sinh ra ở Hà Lan, Blake, người sau này có quốc tịch Anh đã phục vụ trong Hải quân Hoàng gia trong suốt Thế chiến II trước khi được MI6 tuyển chọn. Năm 1948, ông đóng quân ở Seoul, Hàn Quốc. Trong Chiến tranh Triều Tiên, ông bị phía Triều Tiên bắt giữ và sau đó tình nguyện làm việc cho cơ quan gián điệp của Liên Xô là KGB. Được thả năm 1953, ông tiếp tục làm điệp viên cho Liên Xô tới năm 1961 thì thân phận của ông bị bại lộ. Bị tuyên án 42 năm tù giam, Blake đã vượt ngục và chạy tới Moscow, nơi ông đang sống hiện nay.
Donald Maclean (1913–1983): Là một thành viên trong Cambridge Spy Ring - một nhóm gồm các điệp viên ở Vương quốc Anh chuyển thông tin cho Liên Xô trong Thế chiến II và hoạt động từ những năm 1930 cho đến ít nhất là vào đầu những năm 1950, Maclean được Bộ Dân ủy Nội vụ Liên Xô (NKVD) tuyển dụng khi còn đang học đại học. Với vai trò như một nhà ngoại giao hàng đầu, Maclean đã thông tin cho Liên Xô về các hoạt động của phương Tây trước và trong Thế chiến II.
Donald Maclean (1913–1983): Là một thành viên trong Cambridge Spy Ring - một nhóm gồm các điệp viên ở Vương quốc Anh chuyển thông tin cho Liên Xô trong Thế chiến II và hoạt động từ những năm 1930 cho đến ít nhất là vào đầu những năm 1950, Maclean được Bộ Dân ủy Nội vụ Liên Xô (NKVD) tuyển dụng khi còn đang học đại học. Với vai trò như một nhà ngoại giao hàng đầu, Maclean đã thông tin cho Liên Xô về các hoạt động của phương Tây trước và trong Thế chiến II.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm