Kết cục của Tứ đại mỹ nhân: Chiêu Quân làm vợ 3 đời cha con, Điêu Thuyền bị Quan Vũ chê chẳng còn trong sạch, Tây Thi lại càng thảm
Bí quyết giúp hoàng đế xưa "qua đêm" trăm nghìn mỹ nhân nhưng lại không mắc bệnh tình dục / Chiêu trò tranh sủng có 1 không 2 của mỹ nhân Phi Yến và "quả đắng" cho phận hồng nhan
Ảnh minh họa.
Tây Thi
Việt Vương Câu Tiễn vì trả thù Ngô Vương tiêu diệt Việt Quốc mà bao năm nếm mật nằm gai. Biết Ngô Vương ham mê tửu sắc, Câu Tiễn đã quyết định dùng mỹ nhân kế khiến Ngô Vương đắm chìm, không còn tâm tư trị quốc. Và Tây Thi - mỹ nhân trầm ngư đã được thủ hạ của Câu Tiễn vô tình phát hiện và đưa vào cung.
Câu Tiễn ngay khi vừa nhìn thấy Tây Thi đã quên mất mục đích phục quốc của mình, không đành lòng mà để nàng đến bên Ngô Vương. Đại thần Phạm Lãi đã khiến Câu Tiễn thức tỉnh. Mặc dù Câu Tiễn hoàn toàn bị sắc đẹp của Tây Thi quyến rũ đến thần hồn điên đảo nhưng vì Phù Sai nhất định thích nàng nên đành phải dâng lên. Câu Tiễn vì phục quốc mà từ bỏ tình yêu, giao Tây Thi cho Phù Sai.
Tây Thi ở lại Việt Quốc trong 3 năm học cầm kỳ thi họa, so với 3 năm trước lại càng mê người, đồng thời, này cũng cùng Phạm Lãi nảy sinh tình cảm. Tuy nhiên, nàng vẫn có trách nhiệm của bản thân, không thể không tới Ngô Quốc. Mỹ nhân kế của Câu Tiễn phát huy tác dụng. Phù Sai vừa gặp Tây Thi đã quên cả giang sơn xã tắc, đối với việc Việt Quốc dâng đến mỹ nhân vô cùng vừa lòng, thả lỏng cảnh giác với Việt Quốc. Câu Tiễn cũng lợi dụng thời cơ này âm thầm chuẩn bị, đến năm 473 TCN tiêu diệt Ngô Quốc.
Sau khi Ngô Quốc sụp đổ, người ta đưa ra 3 kết cục số phận của Tây Thi. Đầu tiên là tự sát. Vì Phù Sai đối xử rất tốt với Tây Thi nên việc phản bội lại hắn khiến nàng vô cùng hổ thẹn nên đã tự sát. Thứ hai là nàng và Phạm Lãi đã cùng nhau lui về sống ẩn giật. Kết cục thứ 3 là bị giết, có người nói Ngô Vương phát hiện Tây Thi hại mình nên đã giết nàng, cũng có người nói Câu Tiễn vì sợ rằng Tây Thi cũng sẽ mê hoặc mình giống như Phù Sai nên đã sai người dìm chết.
Điêu Thuyền
Điêu Thuyền là một nhân vật không hề có tên trong lịch sử mà chỉ xuất hiện trong “Tam quốc diễn nghĩa” nhưng nguyên mẫu của nàng có thể được tìm thấy trong “Hậu Hán thư - Lữ Bố truyền”. Trong đó có viết “Lã Bố và Thị tì của Đổng Trác tư thông, sợ chuyện bị phát hiện, trong lòng bất an”. Thị tỳ này thậm chí còn không được nói rõ tên, chỉ biết rằng nàng là người chăm lo quần áo cho Đổng Trác nhưng lại cùng Lữ Bố có gian tình sau lưng Đổng Trác. Cốt truyện rất giống với tình tiết trong “Tam quốc diễn nghĩa” khiến nhiều người tin rằng nàng chính là nguyên mẫu của Điêu Thuyền.
Trong “Hậu Hán thư” có nhắc đến nguyên mẫu của Điêu Thuyền nhưng cũng không nói gì thêm về kết cục của nàng . Trong “Tam quốc diễn nghĩa” cũng đã nói thêm đôi lời về số phận của Điêu Thuyền: “Vợ và con gái của Lữ Bố bị đưa về Hứa đô”. Tào Tháo không giết vợ và con gái của Lữ Bố mà chỉ đưa về Hứa đô. Người ta cho rằng Tào Tháo muốn gả Điêu Thuyền cho Quan Vũ, nhưng Quan Vũ lại coi thường Điêu Thuyền từng có quan hệ không trong sáng với nhiều người đàn ông nên đã để nàng đi cùng vợ và con gái của Lữ Bố.
Vương Chiêu Quân
Vào năm 33 TCN, Vương Chiêu Quân vì hòa thân mà đến Hung Nô vạn dặm xa xôi, giúp văn hóa Trung Nguyên được truyền bá rộng rãi tại nơi đây, cũng thuyết phục Hô Hàn Tà không phát động chiến tranh với nhà Hán, Hô Hàn Tà vì rất yêu thương nên đã nghe theo nàng. Nhờ Vương Chiêu Quân mà trong hơn 60 năm Hung Nô không hề gây hấn với nhà Hán.
Những ngày tháng tốt đẹp của Vương Chiêu Quân kéo dài không lâu, Hô Hàn Tà sau khi kết hôn 3 năm thì qua đời. Chiếu theo lệ cũ của Hung Nô: “Cha chết, con lấy mẹ kế làm vợ”, Chiêu Quân phải tái giá và trở thành vợ của con trai Hô Hàn Tà. Chiêu Quân từ nhỏ đã tiếp nhận văn hóa Hán, không thể nào chấp nhận được tập tục này của người Hung Nô nên đã viết thư cho hoàng đế Hán mong quay về quê nhà. Nhưng người đã gả như bát nước hất đi, hoàng đế Hán không muốn để nàng trở lại vì muốn tiếp tục mối giao hảo với Hung Nô. Đợi mãi không thấy hồi âm, nàng chỉ có thể kết hôn cùng Phục Chu Lũy - con trai của Hô Hàn Tà. 11 năm sau, sự việc lại thêm lần nữa tái diễn, Phục Chu Lũy qua đời, Chiêu Quân lại tiếp tục tái hôn cùng con trai của hắn.
Năm thứ 8 công nguyên, Vương Mãng lên ngôi, mối quan hệ hòa bình giữa Hung Nô và nhà Hán bị phá vỡ. Chiêu Quân tận mắt nhìn thấy mối quan hệ bao lâu nay mình cố gắng nín nhịn vun đắp đều tan thành mây khói, nảy sinh uất hận, không bao lâu sau đã qua đời.
Dương Ngọc Hoàn
Năm 755, An Lộc Sơn lấy danh nghĩa phù trợ nhà Thanh để tạo phản. Đường Huyền Tông vì bảo toàn mạng sống mà đưa Dương Ngọc Hoàn ra khỏi thành Trường An, đến sườn núi Mã Nguy, đồng loạt tướng sĩ đòi xử tử Dương Ngọc Hoàn, nếu không tất cả sẽ dừng lại. Dương Ngọc Hoàn trước đây vì cậy được sủng ái mà đưa em trai là Dương Quý Trung vào làm quan. Dương Quý Trung lại là người chẳng có chút học vấn, chỉ giỏi trò châm ngòi ly gián, trước mặt Đường Huyền Tông luôn miệng nói An Lộc Sơn cố ý tạo phản. An Lộc Sơn vốn là người Hồ, Đường Huyền Tông vốn đã nghi ngờ, lại thêm lời của Dương Quý Trung khiến hoài nghi càng thêm lớn.
Mặc dù An Lộc Sơn canh giữ biên giới, nhưng mọi chuyện trong triều ông đều nắm chắc, nếu không nổi dậy thì sớm muộn gì cũng bị Dương Quốc Trung giết chết. Chính vì vậy, ông ta đã dẫn đầu cuộc nổi loạn, khiến quân lính đổ mọi tội lỗi lên đầu Dương Quốc Trung và Dương Ngọc Hoàn. Trên đường đi giết chết Dương Quốc Trung, kế đến là Dương Ngọc Hoàn. Nếu Dương Ngọc Hoàn không chết, binh lính sẽ không bảo vệ Đường Huyền Tông. Chẳng còn cách nào khác, Đường Huyền Tông đành phải giết chết Dương Ngọc Hoàn.
Có người nói rằng Dương Ngọc Hoàn không chết mà đã trốn sang Nhật Bản. Nhưng trong “Cựu Đường Thư” đã ghi rõ nàng đã “treo cổ chết trong phòng thờ Phật”. Tướng quân Trần Huyền Cơ cũng đã đích thân kiểm tra cái chết của Dương Ngọc Hoàn. Trần Huyền Cơ là người đứng đầu ủng hộ việc giết Dương Ngọc Hoàn, chẳng lý gì lại cho nàng một đường sống. Dương Ngọc Hoàn khả năng cao là thực sự đã chết như vậy.
Trên đây là kết cục của Tứ đại mỹ nhân, dường như chẳng có ai được viên mãn. Có lẽ ông trời đã ban cho họ nhan sắc thì cũng sẽ lấy đi của các nàng một cuộc sống an yên.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ