Khám phá

Mỹ nhân 6 lần làm Hoàng hậu: Sủng hạnh đặc biệt hay "bùa chú" phía sau?

Dù là vị Hoàng hậu duy nhất có may mắn đến 6 lần lên ngôi nhưng phận đời vị Hoàng hậu này lại vô cùng ngang trái. Vậy, vị hoàng hậu này là ai.

Những vị Hoàng hậu đặc biệt nhất hậu cung Trung Hoa: Kẻ ghen tuông cay nghiệt lấn át Hoàng đế, người chỉ tại vị nửa ngày khiến ai cũng thương tiếc / Nguyên mẫu lịch sử của Hoàng hậu Ki: Xuất thân quý tộc Cao Ly nhưng sa cơ thành cung nữ Trung Hoa, sau cùng được Hoàng đế sủng ái bậc nhất

Vị Hoàng hậu của nhiều triều đại

Tây Tấn những năm cuối, thiên hạ một lần nữa rơi vào đại loạn. Trước có Bát vương chi loạn, sau lại có Ngũ hồ loạn Hoa. Trong khoảng thời gian này, có một vị mỹ nhân truyền kỳ được dân gian khắc sâu ghi nhớ.

Nàng được xem là mỹ nhân quyến rũ nhất, 6 lần trở thành hoàng hậu, đồng thời cũng là vị hoàng hậu của cả hai triều đại khác nhau. Nàng chính là Dương Hiến Dung, hoàng hậu độc nhất vô nhị trong lịch sử.

Theo sử chép, Dương Hiến Dung xuất thân trong một gia đình danh môn sĩ tộc, giàu có lại tài hoa. Phả hệ cho thấy, Dương Hiến Dung có họ hàng với Dương hoàng hậu Dương Diễm (vợ vua Tấn Vũ Đế).

Empty
Ảnh minh họa.

Ông nội của nàng là Dương Cẩn, làm quan tới chức Thượng thư Hữu bốc xạ thời Tấn Vũ Đế, còn cha nàng là Dương Huyền Chi cũng làm đến chức Thượng thư lang.

Chìm nổi số phận mỹ nữ 6 lần làm hoàng hậu

Nổi tiếng xinh đẹp, thông tuệ, Dương Hiến Dung được gả cho Tấn Huệ Đế Tư Mã Trung và trở thành hoàng hậu từ khi còn rất trẻ. Thế nhưng, trời xanh ghen ghét má hồng, Dương Hiến Dung tuy làm hoàng hậu nhưng thực quyền không có bởi vì Tư Mã Trung là kẻ chậm hiểu, trời sinh đã ngốc nghếch, bị quyền thần khống chế, lên làm hoàng đế cũng chỉ là con rối, để người khác giật dây.

Tuy vậy, kết hôn không bao lâu, Dương Hiến Dung vẫn có thai với Tư Mã Trung, sinh được một con gái là Thanh Hà công chúa.

Chẳng bao lâu sau Thành Đô Vương Tư Mã Dĩnh dẫn binh thảo phạt Dương Huyền Chi (cha của Dương Hiến Dung). Tháng Hai năm 304, Tư Mã Dĩnh nắm giữ triều chính, phế bỏ Dương hoàng hậu. Nàng mất ngôi lần đầu tiên.

Tháng Bảy cùng năm, Đông Hải vương Tư Mã Việt khởi binh, thảo phạt Tư Mã Dĩnh, khôi phục lại địa vị hoàng hậu cho Dương Hiến Dung.

 

Qua ít ngày, Trương Phương - tướng lĩnh của Tư Mã Ngung cầm quân đánh vào Lạc Dương, lần thứ hai phế bỏ Dương hoàng hậu. Nhưng sau đó, Dương Hiến Dung vẫn được phục vị.

Chỉ một thời gian ngắn sau, Tư Mã Ngung lần thứ ba phế bỏ vị trí hoàng hậu của Dương Hiến Dung. Thế nhưng nhờ tướng quân Chu Quyền, Dương hoàng hậu lại được về vị trí cũ.

Đáng tiếc, Chu Quyền rất nhanh đã bị Trương Phương đánh bại, vì vậy Dương Hiến Dung lần thứ tư bị phế, chỉ kém một chút là bị giết luôn.

Mãi đến năm 306, Dương Hiến Dung mới được Tấn Huệ Đế Tư Mã Trung phục vị cho, lại trở thành Dương hoàng hậu lần thứ năm.

Năm 307, Tấn Huệ Đế Tư Mã Trung qua đời, Dương hoàng hậu lo lắng mình không thể trở thành thái hậu, vì vậy nàng phái người liên kết với thái tử cũ là Thanh Hà vương Tư Mã Đàm vào cung định lập lên ngôi nhưng không thành công. Cuối cùng hoàng thái đệ Tư Mã Sí kế vị, tức Tấn Hoài Đế.

 

Empty

Do Dương Hiến Dung không phải là mẹ ruột của Tấn Hoài Đế nên chỉ được tôn làm Hiếu Huệ hoàng hậu, không được lập làm Hoàng Thái hậu, được sống ở cung Hoàng Huấn.

Thế nhưng lúc này vương triều Tây Tấn đã bấp bênh, Dương Hiến Dung cũng không thể an hưởng phú quý. Năm 311, dân Hung Nô công hãm Lạc Dương, không chỉ có Tấn Hoài Đế bị bắt mà Dương Hiến Dung cũng bị vạ lây.

Tiếp tục đăng cơ làm Hoàng hậu ở một quốc gia khác

Vì trải qua bao cuộc nội chiến của gia tộc Tư Mã, nên dù có lên ngôi Hoàng đế đi chăng nữa, Tấn Hoài Đế vẫn không thể nào cứu vãn được tình trạng lụng bại của vương triều Tây Tấn.

Nó cứ yếu dần yếu dần cho đến năm 311, sau khi Tấn Hoài Đế lên ngôi được 5 năm, hậu duệ Hung Nô đã sáng lập Đế quốc Hán Triệu, bắt đầu tấn công Tây Tấn. Tháng 6 năm đó, đại tướng của Hán Triệu là Lưu Diệu đã triệt hạ được kinh đô Lạc Dương bắt sống Tấn Hoài Đế.

 

Tiếp đó, Lưu Diệu vì nghe danh cựu Hoàng Hậu triều Tây Tấn – Dương Hiến Dung nổi tiếng xinh đẹp, quyền quý từ lâu nên liền nạp nàng trở thành thiếp của mình. Từ đó, cuộc sống của Dương Hiến Dung bước sang một trang mới, hạnh phúc hơn, bình yên hơn.

Không chỉ vậy, bằng sự khéo léo trong cách ăn nói nên Dương Hiến Dung càng ngày càng khiến cho Lưu Diệu sủng ái mình hơn. Nàng còn sinh cho Lưu Diệu 3 người con là Lưu Hi, Lưu Tập và Lưu Xiển.

Đến năm 318, Hoàng đế nhà Hán Triệu là Lưu Thông qua đời, Lưu Diệu thân là tướng quân nên đứng ra dẫn quân dẹp loạn, xong ông còn tự mình xưng đế và lập Dương Hiến Dung trở thành Hoàng hậu.

Đây cũng chính là lần thứ 7, nàng được ngồi vào vị trí mẫu nghi thiên hạ. Đồng thời, sự kiện này cũng khiến nàng trở thành mỹ nhân duy nhất trong lịch sử Trung Quốc phong kiến là Hoàng hậu của 2 quốc gia khác nhau.

Cuộc đời của nàng cứ thế trôi đi trong bình yên và quyền quý cho đến năm 322 thì qua đời, thọ 42 tuổi.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm