Khám phá

Sau khi Đường Thái Tông băng hà, phi tần sẽ sống như thế nào? Một người làm hoàng đế

Hậu cung của Đường Thái Tông có 5 vị phi tần có ghi chép rõ ràng về kết cục sau sau khi hoàng đế băng hà. Kể từ lúc này, cuộc đời của họ sẽ rẽ theo nhiều hướng khác nhau.

Không phải nơi chém đầu, Ngọ Môn vẫn khiến các đại thần sợ hãi: Hóa ra là để làm việc này / Người phụ nữ xây mộ chồng và con trong ngôi nhà ở Đồng Tháp: Không còn cách nào khác

Năm 649, Đường Thái Tông, người được xem là một trong những vị vua vĩ đại nhất lịch sử Trung Hoa, băng hà. Về cuối đời, hậu cung của Đường Thái Tông đã thu nhận thêm nhiều phi tần trẻ tuổi. Vậy số phận của họ sẽ ra sao sau năm 649?

Sau khi Đường Thái Tông băng hà, phi tần sẽ sống như thế nào? Một người làm hoàng đế! - Ảnh 1.

Đường Thái Tông (Bảo tàng Cố Cung Đài Bắc)

Vi Quý Phi

Vi Quý Phi tên thật là Vi Khuê. Bà có xuất thân thế tộc; trước khi vào cung từng có một đời chồng.

Sau biến Huyền Vũ Môn, Lý Thế Dân lên ngôi, Vi Khuê được phong làm Quý Phi. Vi Quý Phi sinh ra một hoàng tử và hai công chúa. Hoàng tử Lý Thận khi lớn lên thể hiện tài năng xuất chúng, được Đường Thái Tông sủng ái, phong làm Kỷ Vương. Sau khi Đường Thái Tông qua đời, Vi Thái Phi được tấn tôn làm Thái Phi, an hưởng tuổi già tại đất phong của Kỷ Vương. Bà qua đời năm 69 tuổi, được an táng cùng lăng mộ với Đường Thái Tông.

Yên Đức Phi

Yên Đức Phi có xuất thân từ nhà danh tướng nhưng lại nổi tiếng với tài năng văn học. Khi Đường Thái Tông còn là Tần Vương, bà đã được phong Quý Nhân. Khi Đường Thái Tông lên ngôi, bà được phong Đức Phi. Bà sinh ra hoàng tử Lý Trinh và một hoàng tử nhỏ nhưng mất sớm. Lý Trinh kế thừa tài năng Đức Phi, nổi tiếng với thơ văn xuất sắc, được mệnh danh là "tài tử hoàng gia".

Đặc biệt, Đức Phi từng đề bạt, giúp đỡ Võ Tắc Thiên khi mới vào cung khiến cho cả vua Đường Cao Tông và Võ Tắc Thiên sau này đều vô cùng cảm kích. Khi Võ Tắc Thiên đã nắm quyền, Đức Phi đều được tham gia những nghi lễ quan trọng nhất của triều đình.

Yên Đức Phi mất năm 63 tuổi. Ngay sau đó Lý Trinh nổi dậy chống lại Võ Tắc Thiên và thất bại. Tuy vậy Võ Tắc Thiên vẫn quyết định an táng bà cùng lăng mộ của Đường Thái Tông với nghi lễ cao nhất.

 

Từ Hiền Phi

Từ Hiền Phi tên thật là Từ Huệ. Bà không chỉ có sắc đẹp trời sinh mà còn là người có tài văn chương và mưu lược bậc nhất trong các phi tần, thậm chí không ít lần bà đã chỉ ra những khuyết điểm của Đường Thái Tông.

Sau khi Đường Thái Tông qua đời, Từ Huệ u uất đến phát bệnh dù chỉ mới 24 tuổi. Vì muốn nhanh chóng đi theo tiên đế nên bà từ chối chữa trị và sớm qua đời.

Cảm động trước tình cảm của Từ Huệ với vua cha, Đường Cao Tông đã truy phong bà làm Hiền Phi. Từ Hiền Phi đã được hưởng những nghi lễ tương đương với hoàng hậu là an táng cùng hầm mộ với Đường Thái Tông, đồng thời được lập phần liệt truyện riêng trong sách sử của triều đình.

Sau khi Đường Thái Tông băng hà, phi tần sẽ sống như thế nào? Một người làm hoàng đế! - Ảnh 3.

Đường Cao Tông (Thư viện Anh)

Dương Phi

Trong các phi tần của Lý Thế Dân, Dương Phi có thân thế truyền kỳ nhất. Bà là công chúa của vua Tuỳ Dạng Đế. Sau khi nhà Tuỳ sụp đổ bà được gả cho Tần Vương của triều đại mới – tức Đường Thái Tông sau này. Sau khi Đường Thái Tông lên ngôi, địa vị của Dương Phi trong hậu cung chỉ đứng sau hoàng hậu. Thế nhưng những thông tin khác về bà xuất hiện trong sách sử không nhiều, hơn nữa chủ yếu lại xuất hiện trong phần liệt truyện của hai người con trai Lý Khắc và Lý Âm. Sau khi Đường Thái Tông qua đời bà được an trí ở đất phong của con trai đến khi qua đời.

 

Võ Tài Nhân

Sau khi Đường Thái Tông băng hà, phi tần sẽ sống như thế nào? Một người làm hoàng đế! - Ảnh 4.

Võ Tắc Thiên (Thư viện Anh)

Tuy nhiên, cũng có một người không bằng lòng với những quy chuẩn đạo đức bấy giờ. Người này là Võ Tài Nhân, hay về sau thành nữ hoàng với danh hiệu Tắc Thiên.

Võ Tài Nhân vào cung khi Đường Thái Tông không còn khoẻ nên không được sủng ái và không có con. Địa vị của bà do vậy cũng không cao, chỉ có thể xuất gia sau khi tiên đế qua đời theo phép tắc triều đình.

Tuy nhiên, Võ Tài Nhân luôn là người chủ động trong cuộc sống. Ngay khi mới vào cung, bà đã tranh thủ việc chăm sóc hoàng đế đang bệnh nặng để gây dựng mối quan hệ thân thiết với thái tử Lý Trị - tức vua Đường Cao Tông sau này.

Sau khi Đường Thái Tông băng hà, Võ Tài Nhân đã xuất gia và đi tu ở chùa Cảm Nghiệp theo quy chế hậu cung. Nhưng thay chuyên tâm Kinh Phật, Võ Tài Nhân lại viết một bài thơ tình cho hoàng đế mới. Không kiềm chế được tình cảm, Đường Cao Tông đã phá lệ và đưa Võ Tài Nhân về cung.

 

Sau khi trở lại hậu cung, Võ Tài Nhân liên tiếp loại các đối thủ và trở thành hoàng hậu. Sau khi Đường Cao Tông qua đời, một mình bà nắm giữ quyền lực, lôi kéo triều thần để cuối cùng lên ngôi hoàng đế và trở thành nữ hoàng đế duy nhất của Trung Quốc.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm