Khám phá

Khai quật cổ mộ 2.000 năm tuổi, thứ bên trong khiến chuyên gia hạt nhân phải lên tiếng

Những chuyện diễn ra bên trong lăng mộ này đã thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia hạt nhân tại Trung Quốc.

Tấm bia trước mộ Võ Tắc Thiên cao 8m, nặng 99 tấn nhưng tại sao tuyệt nhiên không được đề dù chỉ 1 chữ? / Ly kỳ tiếng khóc bên trong lăng mộ Chu Nguyên Chương: Là nguyên nhân khiến con cháu phải an táng vội vàng?

Phương pháp chọn vị trí đặt mộ của người xưa

Trong quá khứ, người cổ đại đã luôn để ý đến "môi trường sống", "chất lượng sống" khi phải bước sang thế giới bên kia. Đây cũng là một trong những nguyên nhân lý giải tại sao các vị hoàng đế lại không tiếc tiền của, công sức để xây lăng mộ cho riêng mình.

Trên thực tế, không chỉ hoàng gia mà cả những người dân bình thường nhất cũng đặc biệt quan tâm đến việc lựa chọn địa điểm và quy trình xây dựng mộ phần. Tất cả những chỉ dẫn cho vấn đề này đều được tham khảo và lấy ý kiến từ các thầy phong thủy.

Vậy làm thế nào mới có thể xây dựng được một lăng mộ hoàn hảo? Có rất nhiều yếu tố cần phải lưu ý.

Khai quật cổ mộ 2.000 năm tuổi, thứ bên trong khiến chuyên gia hạt nhân phải lên tiếng - Ảnh 1.
Cấu trúc đặc biệt của một ngôi mộ cổ. Nguồn: Baidu.

Gan Xi (1798- 1853), một học giả đến từ Nam Kinh sống vào cuối triều đại nhà Thanh đã dành rất nhiều thời gian để thu thập và nghiên cứu các dữ liệu này. Ông đã cho ra đời một cuốn sách giới thiệu toàn diện về các phương pháp chôn cất thời cổ đại. Trong đó, việc lựa chọn địa điểm, chất đất là vấn đề "sống còn".

Trong "Tuyển tập nghi thức gia đình" của Chu Cao An cũng có ghi rằng: "Người đã khuất phải được chôn cất nơi đất lành mới lưu được mãi mãi." Vì vậy, những người giàu có và quyền lực trong xã hội thường sẽ chi rất nhiều tiền để xây dựng lăng mộ cho mình và gia tộc.

Phong tục hoàng gia cũng không ngoại lệ. Hoàng đế thường sẽ nhờ thầy phong thủy chọn những bảo vật phong thủy phù hợp để trấn lăng và dành hàng chục năm để xây dựng mộ phần của mình, công việc này thường bắt đầu ngay từ khi hoàng đế bắt đầu lên ngôi.

Từ những ngôi mộ cổ có quy mô lớn và vừa đã từng được khai quật, có thể thấy rằng trình độ thiết kế lăng mộ đã dần phát triển theo thời gian để có thể đáp ứng được địa vị và nhu cầu của chủ mộ.

Khai quật cổ mộ 2.000 năm tuổi, thứ bên trong khiến chuyên gia hạt nhân phải lên tiếng - Ảnh 3.
Những ngôi mộ cổ thường thiết kế kín đáo để bảo vệ cổ vật. Nguồn: Baidu.

Bên cạnh đó, người xưa cũng đã biết sử dụng than củi, vôi sống và các vật liệu khác có tác dụng hút ẩm để tạo thành một không gian khép kín ổn định trong lăng mộ, giúp mộ cách ly với không khí bên ngoài. Phương pháp này có tác dụng rất tốt trong việc bảo vệ và lưu giữ thi hài của chủ nhân ngôi mộ.

 

Ngôi mộ thu hút sự chú ý của chuyên gia hạt nhân

Năm 1994, các chuyên gia đã tìm thấy một lăng mộ vô cùng đặc biệt của một người phụ nữ sống ở thời kỳ Chiến Quốc tại Kinh Môn, Hồ Bắc, Trung Quốc.

Sau hơn 2.000 năm thăng trầm, thi thể của người phụ nữ bên trong vẫn không hề bị thối rữa. Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân có thể là do môi trường trong lăng mộ.

Theo Baijiahao, sau khi thực hiện một loạt các nghiên cứu kỹ lưỡng, các chuyên gia đã đưa ra nhận xét: Quan tài trong ngôi mộ cổ này được bịt kín và chôn rất sâu, điều này khiến các vi khuẩn vẫn thường xâm nhập và phân rã thi thể khó có thể sống sót.

Dựa vào nhận định này, một số người cũng đã mạnh dạn đoán rằng nếu không bị đào lên, thi thể này có khả năng sẽ còn giữ được nguyên trạng trong cả ngàn năm nữa.

Khai quật cổ mộ 2.000 năm tuổi, thứ bên trong khiến chuyên gia hạt nhân phải lên tiếng - Ảnh 5.
Nhiều ngôi mộ kín đáo tới mức khó tìm thấy đường vào. Ảnh: Baidu.

Theo Baijiahao, thông qua việc nghiên cứu các ngôi mộ cổ, các chuyên gia trong lĩnh vực hạt nhân đã nhận thấy: Phong thủy của ngôi mộ hóa ra rất hiệu quả trong việc lựa chọn địa điểm làm kho cất giữ hạt nhân.

 

Một điều cơ bản mà các thầy phong thủy phải làm được khi xây mộ cổ đó là làm thế nào để ngôi mộ có khả năng chống thấm, chống cháy và thoát nước. Việc lựa chọn địa điểm cất giữ hạt nhân cũng có những yêu cầu cơ bản như vậy.

Chính vì thế, việc xây dựng các ngôi mộ cổ đã phần nào truyền cảm hứng cho các nhà khoa học trong việc xây dựng kho chứa hạt nhân.

Lấy ví dụ như lăng mộ 2.000 tuổi - Mã Vương Đôi ở Hồ Nam, Trung Quốc - từng gây chấn động ngành khảo cổ thế giới khi chứa một thi thể phụ nữ trong tình trạng nguyên vẹn "như chỉ mới qua đời".

Lăng mộ nằm dưới một nền đất ba tầng và lấp bằng than củi, các chuyên gia hạt nhân tin rằng chôn chất thải hạt nhân ở đây an toàn hơn hẳn những nơi khác.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm