Khai quật đại mộ Tây Hán tìm thấy 3500 ml 'tiên dược': Kết quả phân tích mẫu khiến chuyên gia ngỡ ngàng
Tấm bia trước mộ Võ Tắc Thiên cao 8m, nặng 99 tấn nhưng tại sao tuyệt nhiên không được đề dù chỉ 1 chữ? / Ly kỳ tiếng khóc bên trong lăng mộ Chu Nguyên Chương: Là nguyên nhân khiến con cháu phải an táng vội vàng?
Đại mộ Tây Hán
Tháng 10/2018, một đội xây dựng đang làm việc trên công trường tại thành phố Lạc Dương, miền trung Trung Quốc thì gặp sự cố sập móng. Móng công trình bất ngờ bị sụt lún, tạo thành một hố sâu khoảng 2 m khiến hai công nhân không cẩn thận bị rơi xuống hố.
Các công nhân gần đó đã nhanh chóng kéo họ lên, may mắn không có ai bị thương nhưng đội xây dựng vẫn quyết định dừng việc thi công lại và báo cáo sự việc với chính quyền địa phương.
Các chuyên gia khảo cổ của thành phố Lạc Dương nhanh chóng vào cuộc, họ phong tỏa vị trí công trường và phát hiện ra vị trí sụt lún chính là đỉnh của một lăng mộ. Đây là một ngôi mộ gạch lớn hiếm có, niên đại khoảng 2.000 năm, xuất hiện từ thời Tây Hán (kiểu mộ gạch này phổ biến từ thời Tây Hán, thay thế cho mộ làm từ chất liệu gỗ ở thời kỳ trước).
Lăng mộ giống như một dinh thự dưới lòng đất với chiều dài khoảng 15 m và chiều rộng 14 m, tổng diện tích khoảng 210 m vuông. Lăng có tổng cộng có 6 bộ phận bao gồm: Mộ đạo, buồng mộ chính, 2 buồng bên, hành lang và hố chôn.
Trong đó, riêng buồng mộ chính đã dài 4,1 m, rộng 2,8 m, cao 1,3 m, gạch nặng 16 tấn (số liệu từ Sohu). Không có dấu vết trộm cắp nào được tìm thấy.
Để đảm bảo việc nghiên cứu diễn ra thuận lợi và cổ vật không bị 'nhòm ngó' bởi mộ tặc, các chuyên gia đã quyết định di dời phần mộ chính về phòng thí nghiệm tại Viện Di tích Văn hóa và Khảo cổ học Lạc Dương.
Xe tải được huy động đến hiện trường để cẩu phần mộ chính lên. Sau khi được buộc dây cáp thép, cố định trên xe tải, các nhân viên sẽ gắn thêm một chiếc camera hành trình nhỏ vào phần mộ để tiện quan sát, đảm bảo sự an toàn cho cổ vật trên xe.
Theo GMW, quá trình di dời ngôi mộ này đã thu hút sự chú ý đặc biệt từ cộng đồng mạng Trung Quốc khi ghi nhận 1,46 triệu người theo dõi video tường thuật trực tiếp trên nền tảng KKLive.
'Tiên dược' bên trong lăng mộ
Bên trong lăng mộ 2.000 tuổi, đội khảo cổ đã tìm thấy hơn 100 món đồ tùy táng, hầu hết là những món vật dụng hàng ngày như đèn đồng, gương đồng, hoa tai, bình đồng, bát đồng và chậu đồng. Một số di vật tương đối độc đáo như chiếc đèn hình con ngỗng hay cốc đồng có thiết kế tinh xảo.
Những món đồ tùy táng này nói lên thân phân cao quý của chủ nhân ngôi mộ, nơi đây nhiều khả năng là nơi chôn cất của một quý tộc thời kỳ Tây Hán.
Quan tài và một bộ hài cốt cũng được tìm thấy nhưng qua thời gian dài, bộ hài cốt đã bị phân hủy gần hết, bên trong mộ cũng không có văn bia nào, nên thân phận thật sự của chủ mộ vẫn còn là bí ẩn.
Khi khai quật lăng mộ, các chuyên gia đã vô cùng bất ngờ khi phát hiện được một chiếc bình đồng đã bị gỉ sét nặng nề.
Sẽ không có gì đáng nói nếu đây chỉ là chiếc bình rỗng, tuy nhiên, người ta lại tìm thấy 3.500 ml chất lỏng bí ẩn bên trong bình.
Ban đầu, các chuyên gia phán đoán rằng đây chính là "thiên nhiên kỷ tửu", tức thứ rượu hảo hạng để qua hàng ngàn năm, được chủ mộ mang theo khi bước sang "thế giới bên kia". Tuy nhiên, một hũ rượu thông thường sẽ dễ dàng bị bay hơi chứ không thể tồn tại lâu đến vậy nên giả thuyết này ngay lập tức bị bác bỏ.
Vậy chính xác thì chất lỏng này là gì?
Viện Di tích Văn hóa và Khảo cổ học Lạc Dương đã phối hợp với các chuyên gia từ Đại học Khoa học và Công nghệ Bắc Kinh để lấy mẫu phân tích chất lỏng trên. Theo Sohu, kết quả xét nghiệm mẫu thử cho thấy thành phần chính của chất lỏng bao gồm diêm tiêu (KNO₃) và Alunite (KAl₃ (SO₄) ₂ (OH) ₆) - một hợp chất dùng để sản xuất phèn chua.
Không còn nghi ngờ gì nữa, chất lỏng này chính là một loại "thuốc trường sinh".
"Diêm tiêu nửa kí mài mỏng bằng ống tre, bịt kín rồi trộn cùng phèn chua, để 5 ngày là thành nước."
Công thức loại "tiên dược" giúp kéo dài tuổi thọ được làm từ diêm tiêu và phèn chua cũng từng được ghi chép trong cuốn sách cổ "36 thủy pháp",cuốn sách tiên phong về thuật giả kim tại Trung Quốc.
Chủ nhân ngôi mộ có lẽ là một người đam mê thuật giả kim và theo đuổi những phương thuốc trường sinh - giống như nhiều quý tộc cùng thời - nên đã quyết tâm chôn theo phương thuốc quý.
Hiện vẫn chưa rõ cơ sở khoa học của phương thuốc này là gì, nhưng các nhà khoa học đã sớm khẳng định những người uống loại nước này chắc chắn không thể kéo dài tuổi thọ mà chỉ sớm "chầu trời" vì ngộ độc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người ngoài hành tinh chưa hẳn là 'con người', dạng sống của họ có thể ngoài sức tưởng tượng
CLIP: Chim sẻ táo tợn khiến gà trống phải "bỏ chạy" trong trận chiến bất ngờ
Mổ bụng cá trê bắt từ dưới ao phát hiện thứ kinh hoàng, ai nhìn cũng ám ảnh
CLIP: Rắn hổ nhận kết cục đắng khi xâm nhập tổ chim hải âu non
New York: Quái thú hơn 11.000 tuổi tự trồi lên giữa sân nhà
CLIP: Báo đốm bất ngờ thất bại khi để con chim non tuột khỏi móng vuốt