Khám phá

Khai quật đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng, nhà khảo cổ hé lộ cách chế tạo ngược đời

Có nhiều lời đồn đoán rằng Tần Thủy Hoàng đã chế tạo tượng đội quân đất nung từ cơ thể của người sống, chân tướng sự thật là gì.

Bí ẩn tượng binh mã trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng: Tại sao nhiều chiến binh đất nung nắm chặt tay không, vũ khí của họ đâu mất rồi? / Những bí ẩn về đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng

Vào năm 1974, các nhà khảo cổ Trung Quốc đã phát hiện ra lăng mộ của Tần Thủy Hoàng và tiến hành nhiều cuộc nghiên cứu nơi đây. Nhiều sự thật đằng sau lăng mộ có quy mô khủng này cũng từ đó được hé lộ. Một trong những điều được dư luận quan tâm nhất là khung cảnh kỳ vĩ của hơn 8.000 đội quân đất nung được làm sống động như thật.

Niên đại của những bức tượng này được xác định là hơn 2.000 năm; song, các bức tượng vẫn sừng sững "đứng canh gác" cho lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Vì có hình thể, kích thước và sắc thái khuôn mặt giống y như người thật, nhiều người đã đặt ra câu hỏi rằng các bức tượng này phải chăng được tạo nên từ cơ thể của người sống. Sau khi nghiên cứu kỹ càng, các nhà khoa học đã công bố chân tướng sự thật về đội quân đất nung.

Bức tượng đất nung bị vỡ hé lộ sự thật bên trong

Tần Thủy Hoàng nổi tiếng là một vị vua tàn bạo trong lịch sử Trung Quốc, ông vì sợ rằng sau khi chết đi sẽ bị kẻ thù đến báo oán nên đã đặc biệt ra lệnh hàng vạn người chế tạo đội quân đất nung để đặt vào lăng mộ của mình. Tần Thủy Hoàngtin rằng làm như vậy thì sau khi băng hà, bản thân vẫn có đội quân hùng hậu theo cùng bảo vệ. Cũng vì vậy, lời đồn về việc Tần Thủy Hoàng đã dùng người thật chế tạo nên đội quân đất nung xuất hiện.

Khai quật đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng, nhà khảo cổ hé lộ cách chế tạo ngược đời - Ảnh 1.

Sau khi kiểm tra những bức tượng đất nung bị vỡ, các nhà khảo cổ xác nhận rằng chúng không phải làm từ người thật. (Ảnh: Baidu)

Các bức tượng khi vừa được khai quật vẫn giữ được nguyên màu sắc ban đầu, cảnh tượng sống động khiến ai khi nhìn thấy cũng phải cảm thán sự hùng tráng của lịch sử. Tuy nhiên ngay sau đó, đội quân đất nung đã lần lượt bị oxi hóa, màu sắc sặc sỡ trên các bức tượng rất nhanh bị biến mất và chuyển sang màu nâu xám.

Đối với một số bức tượng bị vỡ ra các nhà khảo cổ đã tiến hành nghiên cứu và phát hiện bên trong đều trống rỗng, không có dấu tích hay bộ phận nào của người sống trong đó. Điều này chứng tỏ các bức tượng nhìn như người thật này chỉ là sản phẩm được tạo ra bởi bàn tay khéo léo của những người thợ thủ công cách đây hàng nghìn năm chứ không phải dùng cơ thể người thật để tạo thành như lời đồn.

Tuy vậy hậu thế vẫn không thể phủ nhận sự bền bỉ của đội quân đất nung này. Dù đã trôi qua hơn 2.000 năm nhưng dường như thời gian không thể hủy hoại những bức tượng này. Rốt cuộc người xưa đã dùng cách nào để chế tạo nên các bức tượng này?

Cách chế tạo tượng đất hé lộ tài trí của người xưa

Năm 1989 tại thành phố Tây An, Trung Quốc, các nhà khảo cổ học phát hiện 21 lò gốm chế tác tượng đất với quy mô lớn. Chúng có niên đại cách đây khoảng 2.100 năm. Đồng thời, họ cũng khai quật được hàng nghìn bức tượng nhỏ bằng đất nung trong đó. Đây là các lò nung sản xuất ra đội quân đất nung cho Tần Thủy Hoàng.

Các lò nung này có quy mô lớn, sản lượng cao, trong đó có tới 2 lò vẫn lưu trữ rất nhiều phôi tượng đất nung. Mỗi lò có thể chứa tới 350 đến 400 phôi tượng đất nung. Như vậy, 21 lò gốm này có thể trong 1 lần sản xuất ra từ 7.000 cho tới hơn 8.000 bức tượng đất nung. Với quy mô lớn, các nhà khảo cổ cho rằng, không có gì ngạc nhiên khi số lượng binh sĩ đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng lại lớn như vậy.

 

Lần phát hiện này đã giúp cho các nhà khảo cổ thuận lợi hơn trong việc nghiên cứu và giải mã về cách thức mà người xưa dùng để chế tạo đội quân đất nung. Giới khảo cổ kết luận về quy trình chế tác như sau: Các bức tượng trước khi đưa vào lò nung đều phải trải qua quá trình điêu khắc tạo hình, trong hơn 8.000 bức tượng tại lăng mộ tuyệt nhiên không có bức nào giống nhau.

Khai quật đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng, nhà khảo cổ hé lộ cách chế tạo ngược đời - Ảnh 3.

Đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng thực sự cũng là một công trình kỳ vĩ của người xưa. (Ảnh: Baidu)

Mỗi một nét biểu cảm trên khuôn mặt, cách ăn vận quần áo, tư thế đứng đều khác nhau giống như có hàng nghìn người đứng làm mẫu cho các thợ điêu khắc vậy. Các bức tượng binh sĩ sau khi được điêu khắc sẽ được đưa vào nung trong các lò.

Để thuận lợi hoàn thành và giúp các bức tượng không bị biến dạng, thợ thủ công chia tượng ra thành 6 bộ phận bao gồm tứ chi, đầu và thân rỗng. Họ nung từng bộ phận riêng lẻ sau đó mới tiến hành ghép lại thành tượng hoàn chỉnh.Điều này đã cho thấy người xưa từ hơn 2.000 năm trước đã biết cách áp dụng trọng lực vào sản xuất.

Ngoài ra, các nhà khảo cổ cũng cho biết thêm rằng rất khó để tìm ra một bức tượng lỗi trong hàng ngàn chiến binh đất nung. Điều này là vì vào thời đó Tần Thủy Hoàng đã quy định mỗi thợ thủ công đều phải khắc tên của mình lên bức tượng mà họ chế tác. Nếu sơ xuất để lại lỗi sai trên tượng và bị người kiểm tra phát hiện thì họ sẽ bị xử phạt rất nặng, thậm chí đến cái mạng nhỏ cũng không còn.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm