Khai quật lăng mộ Bao Công, đội khảo cổ bị ông lão qua đường chặn lại: Dừng tay, đào nhầm rồi!
Tên trộm to gan phá tung lăng mộ nghìn tuổi, lấy trộm quan tài 27 tấn nhưng để lại một bức tranh mỹ nữ - Nàng là ai? / Nam Kinh phát hiện một lăng mộ của 1 nam, 34 nữ; bên trong cất giữ bảo vật khiến các chuyên gia vừa nhìn thấy liền cảm động cay khóe mắt
Xuất hiện trong nhiều tác phẩm truyền hình ăn khách như "Bao Thanh Thiên", "Bao Công xuất tuần", "Bao Công kỳ án", Bao Công là một nhân vật quen thuộc, lấy được cảm tình của nhiều thế hệ khán giả truyền hình Việt Nam. Vị quan "mặt đen" nổi tiếng về sự chính trực thanh liêm và tài xử án công chính này là một nhân vật có thật trong lịch sử Trung Quốc!
Bao Chửng, tên thường gọi là Bao Thanh Thiên hay Bao Công là người Lư Châu, Hợp Phì (giờ là huyện Phì Đông, thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy). Ông làm quan nhà Tống, khi mất được truy thăng hàm Lễ bộ Thượng thư.
Bao Công nổi tiếng thanh liêm, công minh trong lịch sử nhà Tống
Nhờ tài xử án và những phẩm chất trung thực, công minh của ông mà dân gian đã thần thánh hóa nhân vật này thành "ban ngày xử án dương gian, ban đêm xử án âm phủ". Trong văn hóa dân gian, vầng trăng trên trán ông tượng trưng cho ánh trăng soi sáng công lý ngay cả ở những nơi tăm tối nhất.
Truy tìm lăng mộ Bao Công
Mùa xuân năm 1973, thành phố Hợp Phì tỉnh An Huy - vốn là quê hương của Bao Công, có kế hoạch xây dựng một lò nung vôi quy mô lớn. Theo các tài liệu của gia tộc họ Bao, lăng mộ gần 1000 tuổi của Bao Công cũng được chôn cất tại khu vực này nên thành phố đã quyết định đi tìm lăng và khai quật giải cứu lăng trước khi tiến hành xây dựng công trình.
Một nhóm khảo cổ địa phương bao gồm 10 người cùng các nhân viên bảo tàng và hậu duệ gia tộc họ Bao đã lập một đội tìm kiếm vị trí lăng mộ. Việc tìm kiếm đã gặp rất nhiều khó khăn bởi không ai thực sự có manh mối gì về nơi chôn cất của vị quan nhà Tống.
Lăng mộ Bao Công nguyên thủy được mở cửa cho khách tới tham quan
Điều này là do lúc sinh thời, Bao Công đã trừng trị không dưới 30 người là đối tượng quyền quý, hoàng thân quốc thích trong xã hội đương thời. Thậm chí ngay cả cha đẻ của Trương quý phi được vua Nhân Tông sủng ái cũng bị Bao Chửng đàn hặc mà mất chức. Việc làm này đã khiến nhiều kẻ nảy sinh lòng thù hận, muốn lợi dụng cái chết của ông để trả thù.
Hiểu rõ điều này, khi Bao Công qua đời, hậu duệ của ông đã làm 12 chiếc quan tài giống hệt nhau, đi tang từ 7 cổng thành ở Hợp Phì để che mắt những kẻ nuôi ý định trả thù.
Để bảo vệ vị quan thanh liêm, không có tài liệu nào ghi chép chính xác vị trí lăng mộ ông. Đã gần 1000 năm trôi qua, và ngay cả con cháu của Bao Công cũng không biết Bao Công được chôn cất ở đâu.
Sau nhiều cố gắng, nhóm khảo cổ năm 1973 đã tìm thấy một lăng mộ thời Tống quy mô nhỏ nhưng có nhiều điểm đáng nghi, tạm gọi là "lăng mộ số 1". Đây là một lăng mộ đất thô sơ, không có tầng đất nện và cũng không có bất kỳ hố trộm nào.
Bề ngoài đơn sơ là vậy nhưng bên trong lăng mộ, đội khảo cổ tìm thấy một chiếc quan tài bằng gỗ trinh nam cao cấp và 2 mảnh văn bia đã bị vỡ.
Tấm văn bia được tìm thấy trong "lăng mộ số 1"
Khi mở nắp quan tài, các chuyên gia bất ngờ phát hiện những phần hài cốt nằm lộn xộn bên trong, thậm chí một số xương còn bị gãy. Điều này cho thấy đây vốn không phải nơi đầu tiên chủ mộ được chôn cất mà là một lăng mộ đã được di dời. Ai đó đã vội vàng thu thập di cốt này và chuyển nó vào trong lăng mộ mới.
May mắn thay, hai mảnh văn bia dù bị hỏng nhưng sau khi ghép lại vẫn có thể đọc được đây là bia mộ của Bao Chửng và vợ ông.
Các chuyên gia đã kiểm tra nhanh 34 mảnh xương trong quan tài, kết quả xét nghiệm cho thấy đây là xương nam giới, độ tuổi ngoài 40. Dữ liệu này trùng khớp với cái chết của Bao Công trong sử liệu.
Lăng mộ Bao Công thật sự nằm ở đâu?
Những tưởng việc tìm kiếm khai quật lăng mộ của Bao Công sẽ dừng lại tại đây, song nhóm khảo cổ lại bất ngờ gặp được một ông cụ có tên Xia Guanghong. Cụ Xia phát hiện nhóm khảo cổ đang khai quật khu vực "lăng mộ số 1" thì vội vàng chạy tới can ngăn: "Dừng tay đã, các vị đào nhầm rồi!"
Ông cụ tự nhận gia đình mình là những người canh giữ lăng mộ Bao Công trong nhiều thế hệ. Lăng mộ mà đội khảo cổ vừa đào được ban đầu chỉ là lăng mộ giả, do có quá nhiều kẻ dòm ngó, định cướp phá hoặc trả thù nên hài cốt và văn bia của Bao Công đã được chuyển từ mộ thật tới đây. Lăng mộ nguyên gốc của vị quan nhà Tống nằm kín đáo tại mộ cánh đồng cải dầu.
Quang cảnh lăng mộ nguyên thủy hoang tàn vì bị phá hoại
Sau khi xác nhận danh tính của nhóm khảo cổ, ông Xia đã dẫn cả đoàn tới vị trí lăng mộ nguyên thủy của Bao Công. Đây là một ngôi mộ đá uy nghiêm, quy mô lớn, nền mộ được lát gạch hoàn chỉnh.
Tuy nhiên điều đáng tiếc là lăng mộ đã bị nhiều kẻ tìm đến phá hoại nghiêm trọng, không có nhiều di tích văn hóa được tìm thấy. Đội khảo cổ chỉ thu thập một số lượng tượng gỗ cho quan nhị phẩm thời Tống và một chiếc bàn gạch để đặt văn bia.
Sau cùng, các chuyên gia đã kết luận ngôi mộ dưới cánh đồng cải dầu này chính là lăng mộ nguyên thủy của Bao Thanh Thiên.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao rắn lại sợ lươn? Hé lộ khả năng đặc biệt của lươn
Vớ được khối bầy nhầy bẩn thỉu, người đàn ông không ngờ đây là báu vật 35 tỷ giúp mình đổi đời sau một đêm
Để giải quyết những vấn đề 'sinh lý', người xưa đã phát minh ra một căn phòng như vậy, địa vị phụ nữ thấp đến đáng thương
Long bào của Tần Thủy Hoàng là màu đen, vì sao sau này không có hoàng đế nào dám mặc? Lý do rất thực tế
CLIP: Cuộc đối đầu nảy lửa giữa chó Pitbull và cá sấu, cái kết đầy bất ngờ
Trong số 5 người có chỉ số IQ cao nhất lịch sử Trung Quốc cổ đại, Gia Cát Lượng chỉ có thể đứng cuối