Khai quật ngôi mộ cổ 2.000 năm tuổi của 'nàng công chúa ngủ trong rừng'
Thuật Cản Thi ở Trung Quốc: Cổ thuật dẫn dắt thi thể người chết tha hương trở về quê nhà, bí ẩn đang dần được hé mở / Vì nguyên do gì mà nữ nhân cổ đại không được phép mặc quần nội y, đến thời nhà Hán lại thịnh hành "mốt" quần không đáy?
Các nhà khảo cổ học đã phát hiện ngôi 2.000 năm tuổi của một phụ nữ được mệnh danh là"Công chúa ngủ trong rừng" tại thành phố cổ Aksum, Ethiopia.Các nhà khảo cổ phát hiện ra bộ hài cốt trong tư thế nằm nghiêng với hai tay tựa vào cằm và đeo một chiếc nhẫn bằng đồng tuyệt đẹp.
Người phụ nữ được chôn cất trong lúc vẫn đang nhìn chằm chằm vào một tấm gương bằng đồng Roman đặc biệt. Điều này cho thấy tại thời điểm đó, đây là một phụ nữ vô cùng xinh đẹp và được yêu mến.
Mộ cổ chứa hài cốt 'công chúa ngủ trong rừng' 2000 năm tuổi ở Ethiopia.
Ngoài ra, Louise Schofield, cựu phụ trách bảo tàng Anh nói rằng: "Người phụ nữ này được chôn cất bên cạnh những đồ vật bằng đồng giá trị và những đồ trang điểm, trang sức được tạo tạc vô cùng công phu". Người phụ nữ này mang hàng ngàn hạt nhỏ và đeo một dây đai đính cườm hạng sang cho thấy một người có địa vị cao trong xã hội bấy giờ.
Ngôi mộ cổ được tìm thấy cùng với các hiện vật đặc biệt có niên đại từ thế kỷ I, IItrong lần khai quật dài 6 tuần tại thành phố Aksum. Các cổ vật gồm nhiều đồ trang sức văn hoa lộng lẫy như chiếc vòng cổ làm từ hàng ngàn hạt nhiều màu sắc, hạt thủy tinh Roman và một lọ nước hoa bằng thủy tinh.
Bên cạnh bộ hài cốt là hai chiếc cốc uống nước còn nguyên vẹn và một cái được thiết kế để hứng những giọt nước mắt cuối cùng của người chết. Các nhà nghiên cứu vẫn đang cố gắng phân tích để tìm ra tuổi và nguyên nhân cái chết của người phụ nữ.
Chiếc cốc được tìm thấy bên cạnh người phụ nữ trong mộ cổ.
Trong khi khai quật, mọi người cũng phát hiện ra một cái bình bằng đất sét, có thể dùng để chứa đựng thực phẩm và nước uống cho người chết khi sang thế giới bên kia. Phát hiện này sẽ mở ra tia hi vọng cho các nhà nghiên cứu phân tích về thói quen ăn uống của người xưa.
Vương quốc Aksumite tồn tại khoảng từ năm 100 đến năm 940 trước công nguyên và là một cường quốc giàu mạnh ở miền bắc Ethiopia trên con đường thương mại giữa Đế chế La Mã và Ấn Độ cổ đại. Đây cũng là thành phố của nữ hoàng huyền thoại Sheba và là trung tâm của nền văn minh Akumite, một trong những nơi vĩ đại nhất trong thế giới cổ đại.
Aksum thống trị bờ Biển Đỏ cho đến cuối thế kỷ thứ IX. Nó bị ảnh hưởng của bờ biển vịnh Aden đến vịnh Zeila trên bờ biển phía bắc Somaliland.Phát hiện mới này cung cấp bằng chứng rằng người La Mã đã giao dịch với vương quốc Aksumite hàng trăm năm, sớm hơn so với suy nghĩ của các nhà khoa học trước đây.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao phân hà mã lại có thể giết chết hàng nghìn con cá mỗi năm? Phân hà mã đáng sợ đến mức nào?
CLIP: Cầy mangut 'đánh úp' rắn hổ mang và cái kết khiến người xem 'sốc' nặng
CLIP: Đang mải mê húc nhau, linh dương impala bị sư tử tóm gọn và cái kết
CLIP: Khỉ chủ động tấn công rắn hổ mang chúa và cái kết bất ngờ
CLIP: Hổ cắn chết rồi kéo báo đốm đi trước mặt du khách
Cận cảnh 'cầu say rượu' ngoạn mục và độc đáo bậc nhất thế giới tại Na Uy