Khám phá ngọn lửa cháy bí ẩn ở 'cổng địa ngục'
Chân dung ông vua nổi tiếng đông con nhất lịch sử thế giới gần 1.000 đứa con / 10 sự thật thú vị về lá cờ cắm ở những địa điểm nổi tiếng thế giới
Hiện tượng lạ về hố lửa cháy không ngừng, mệnh danh "cổng địa ngục" ở Turkmenistan đã thu hút khá nhiều du khách do sự độc đáo, kỳ vĩ mà nó đem lại. Quầng sáng từ ngọn lửa trong hố có thể nhìn thấy từ cách xa vài km. Có điều do nồng độ khí gas quá nặng nên du khách không thể đứng gần hố quá 5 phút.
Hiện tượng lạ về hố lửa địa ngục cháy không ngừng thu hút rất nhiều du khách.
Năm 1971, trong quá trình thăm dò địa chất tại sa mạc Karakum của Turkmenistan, các kỹ sư địa chất Liên Xô đã khoan thăm dò tại khu vực và phát hiện hang động phía dưới chứa đầy gas tự nhiên. Một ngày, mặt đất tại dàn khoan bị sập và tạo ra hố có đường kính 70m.
"Cổng địa ngục" là một hiện tượng lạ khi cháy mãi trong vòng 40 năm.Sợ rằng hố có thể giải phóng khí độc, đội địa chất quyết định châm lửa đốt. Lúc đó, các nhà khoa học hy vọng ngọn lửa sẽ cháy trong vài ngày, nhưng gas quá nhiều khiến hố vẫn bùng cháy cho đến ngày nay. Ngọn lửa tạo ra ánh sáng màu vàng và có thể nhìn xa vài dặm từ ngôi làng Derweze với dân số 350 người. Khu vực này cách Thủ đô Ashgabat khoảng 260km về phía Bắc. Hố lửa khổng lồ này đã cháy liên tục suốt 40 năm và được coi là một “cổng địa ngục” trên Trái Đất.
Hiện tượng lạ hố lửa cháy không ngừng này là do sự đốt cháy khí gas tự nhiên.Hố lửa khổng lồ nằm gần làng Derweze, cách thủ đô Ashgabat 260 km. Nó có đường kính 60 m, sâu 20 m, nằm ở trung tâm sa mạc Kakarum. Nơi đây được coi là một trong những mỏ khí có trữ lượng lớn nhất trên thế giới. Những ngọn lửa trong hố tạo nên một quầng sáng màu vàng lớn, có thể nhìn thấy từ cách đó từ khoảng cách vài km. Năm 2010, tổng thống Turkmenistan - Gurbanguly Berdimuhamedow đã hạ lệnh lấp hố, nhưng cho đến nay mệnh lệnh này vẫn chưa được thực thi.
Các nhà khoa học đã lên kế hoạch để khám phá hiện tượng lạ này.
Nhà nghiên cứu người Canada George Kourounis là người đầu tiên thám hiểm hố lửa khổng lồ ở Turkmenistan với mục đích tìm kiếm các mẫu đất ở sâu bên dưới và tìm hiểu dấu vết của sự sống khi tồn tại trong điều kiện môi trường khắc nghiệt.
Dự án nghiên cứu được lên kế hoạch trong hơn một năm. Để thám hiểm Darvaza, Kourounis phải mặc một bộ đồ chống nhiệt, trang bị bộ máy thở đặc biệt, dụng cụ leo núi và một số thiết bị khác.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?
Loài cây chỉ duy nhất Việt Nam sở hữu, là loài cây quý hiếm bậc nhất thế giới