Khám phá

Khám phá ngọn núi lửa chứa hồ nước 'tử thần' giết chết mọi sinh vật

DNVN - Núi lửa thuộc phía đông Java được biết đến là điểm du lịch mạo hiểm. Không một sinh vật nào có thể tồn tại được dưới điều kiện khắc nghiệt của nước hồ.

Điều bạn có thể làm với... thi thể của mình sau khi qua đời / Trâu rừng bạo gan húc bay sư tử để cứu kỳ đà

Núi lửa Ijen thuộc phía đông Java (Indonesia) được biết đến là điểm du lịch mạo hiểm. Miệng núi lửa Ijen được có bán kính 361 m, diện tích bề mặt là 410 m2, sâu 200 m và có thể tích 3.600 m3. Ijen sở hữu một hồ nước màu xanh lam huyền ảo với nồng độ axit cao. Độ pH của hồ nước tương đương với độ pH của axit trong ắc quy. Không một sinh vật nào có thể tồn tại được dưới điều kiện khắc nghiệt của nước hồ. Ngoài ra, núi lửa Ijen còn nổi tiếng với quặng khai thác lưu huỳnh lớn ở Indonesia. Ảnh: Getty.

Agung là ngọn núi cao nhất ở Bali. Người dân dịa phương tin rằng núi Agung là bản sao của núi Meru - trục trung tâm vũ trụ và ngọn núi này là một phần của núi Meru được đưa đến Bali bởi những người theo đạo Hindu đầu tiên. Hôm 21/4, núi lửa Agung thức giấc, kéo theo cột trọ bụi cao khoảng 2 km, khiến hàng nghìn du khách tại Bali có nguy cơ mắc kẹt trên đảo. Ảnh: Shutterstock.

Ngọn núi Bromo nằm ở phía tây đảo Java, là nơi cư trú của khoảng 90.000 người Tengger. Mỗi khi chuẩn bị phun trào, những người này sẽ thực hiện nghi thức hiến tế lương thực Kasada cho ngọn núi. Họ ném vào trong miệng núi những thứ như trái cây, gạo, rau củ, dê, gà, thậm chí cả thịt bò. Người dân địa phương cho rằng việc làm này khiến cơn giận dữ của các vị thần được xoa dịu. Ảnh: Getty.

Quần thể đền cổ và linh thiêng Besakih gồm 21 ngôi đền và nhiều điện thờ nhỏ nằm trên sườn núi phía nam Agung, Bali. Đền Besakih còn gọi là đền Mẹ (Mother Temple). Hầu hết đền ở Bali đều hướng về ngôi đền Mẹ Besakih này. Ảnh: Getty.

Sự kiện núi lửa Krakatoa (nằm giữa đảo Sumatra và Java của Indonesia) phun trào năm 1883 được đánh giá là vụ nổ có âm thanh lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Theo nguồn tin từ Livescience, tờ The Atlantic năm 1884 cho biết dữ liệu đo được thời bấy giờ ghi nhận âm thanh của vụ nổ Krakatoa phát ra trong bán kính 20 km có cường độ khủng khiếp lên tới 200 deciben (dB). Với cường độ này, tai con người hoàn toàn điếc vĩnh viễn (vì tầm nghe của tai người dao động từ 0-125 dB). Ảnh: Forbes.

Sự kiện núi lửa Tambora phun trào ngày 5/4/1815 tại Sambawa, Indonesia, là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Vụ phun trào có sức công phá khoảng 800 triệu tấn thuốc nổ TNT, tạo nên những cột bụi cao tới 43 km và phát tán ra bầu khí quyền. Theo ước tính, khoảng 12.000 người chết do vụ phun trào và khoảng 70.000 người chết do hậu quả khí hậu mà nó để lại. Đám bụi trong vụ nổ đã che phủ mặt trời và khiến năm 1816 trở thành năm lạnh lẽo xếp thứ 2 trong lịch sử, khi nhiệt độ bề mặt Trái Đất giảm từ xuống gần 1 độ C. Năm 1816 từng được gọi “năm không có mùa hè”. Ảnh: The Culture Trip.

Quần đảo Java được coi là thánh địa núi lửa của Indonesia khi sở hữu đến 38 ngọn núi lửa. Núi lửa cao nhất tại Java là Semeru (3.676 m) nằm về phía đông. Ngọn núi này thuộc vườn quốc gia Bromo Tengger Semeru, gần 2 núi lửa đang hoạt động cùng khu vực là Bromo và Batok. Ảnh: Getty.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm