Một xác chim được phát hiện ở Siberia trong điều kiện gần như nguyên vẹn được xác định là của một con sơn ca bờ biển cách đây 46.000 năm.
Các nhà khoa học đang nghiên cứu xác của một con chim ở
kỷ băng hà và xác định mẫu vật này là của một con
sơn ca bờ biển (hay sơn ca có sừng).
Những thợ săn ngà hóa thạch địa phương đã phát hiện con chim bị chôn vùi và đóng băng trong lớp băng vĩnh cửu gần làng Belaya Gora ở phía đông bắc Siberia. Họ đã chuyển nó cho một nhóm chuyên gia bao gồm Nicolas Dussex và Love Dalén từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Thụy Điển để nghiên cứu.
Phương pháp định tuổi bằng đồng vị carbon cho thấy con chim sống cách đây khoảng 46.000 năm và phân tích di truyền xác định nó là một con sơn ca bờ biển (Eremophila alpestris).
Ông Dalén nói với CNN rằng nghiên cứu cho thấy loài chim này có thể là tổ tiên của hai phân loài sơn ca còn sống hiện nay, một ở miền bắc nước Nga và một ở thảo nguyên Mông Cổ.
"Phát hiện này cho thấy rằng những thay đổi khí hậu diễn ra vào cuối Kỷ băng hà cuối cùng đã dẫn đến sự hình thành các phân loài mới", ông nói.
Con chim được tìm thấy ở vùng đông bắc Siberia tại một địa điểm các mẫu vật đông lạnh khác cũng được tìm thấy.
Xác con chim còn nguyên vẹn phần lớn là do băng vĩnh cửu, ông Dussex giải thích, nhưng mẫu vật này ở trong trạng thái cực kỳ tốt.
"Việc một mẫu vật nhỏ và mỏng manh như vậy gần như còn nguyên vẹn cũng cho thấy rằng bùn phải được lắng đọng dần dần, hoặc ít nhất là mặt đất phải tương đối ổn định để thịt của chim được bảo quản ở trạng thái như khi nó chết", ông Dussex nói.
Giai đoạn tiếp theo của nghiên cứu bao gồm giải trình tự toàn bộ bộ gene của chim, Dalén, người sẽ tiết lộ thêm về mối quan hệ của nó với các phân loài ngày nay và ước tính tốc độ thay đổi tiến hóa của cá mập.
Các nhà khoa học làm việc trong khu vực cũng đã tìm thấy xác và các bộ phận cơ thể từ các động vật khác như chó sói, voi ma mút và tê giác lông mượt.
Ông Dussex đã mô tả những phát hiện này là "vô giá". Chúng cho phép các nhà nghiên cứu lấy DNA và đôi khi RNA, một axit nucleic có trong tất cả các tế bào sống.
"Điều này sẽ mở ra những cơ hội mới để nghiên cứu sự tiến hóa của hệ động vật thời băng hà và hiểu được các phản ứng của chúng đối với biến đổi khí hậu trong 50-10 nghìn năm trước", ông Dussex nói thêm.
Theo Như Trần/Zing