Khám phá

Khám phá những đường đi bộ xuyên biển ra đảo

Nhất Tự Sơn, Hòn Bà hay Điệp Sơn... đều có đường mòn dưới biển và đều khiến du khách "say mê".

Ngắm từ trên cao tuyến đường 6.700 tỷ đồng mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp / Cảnh đẹp Quy Nhơn đắm say lòng người

Hòn Bà tại Vũng Tàu là một ốc đảo nhỏ giữa biển với diện tích khoảng 5000m2, nơi đây có vị trí khá gần với đất liền nên được rất nhiều du khách ghé thăm. Đây là địa điểm du lịch tâm linh rất hấp dẫn, trên đảo có ngôi Miếu Bà nổi tiếng linh thiêng. Ngoài ra, du khách khi đến đây còn được chiêm ngưỡng con đường rẽ biển siêu đẹp nối liền hòn Bà và bờ biển nữa đấy.
Hòn Bà(Vũng Tàu) là một ốc đảo nhỏ với diện tích khoảng 5.000m2, tọa lạc tại khu vực Bãi Sau của thành phố Vũng Tàu, cách đất liền khoảng 1kmvàcách mũi Nghinh Phong và chân núi Nhỏ chỉ khoảng 200m. Con đường biển nối liền hòn Bà Vũng Tàu dài khoảng 200m, thời gian rút nước sẽ thường từ 17g các ngày 14, 15 âm lịch. Vào thời điểm này, bạn có thể thong thả đi bộ ra hòn Bà, còn các ngày khác, bạn có thể lên thuyền ra đảo - Ảnh: @shutterstock
Về vị trí thì hòn Bà tọa lạc tại khu vực Bãi Sau của thành phố Vũng Tàu, nằm cách Mũi Nghinh Phong và chân Núi Nhỏ chỉ khoảng 200m. Nếu muốn nhìn thấy toàn cảnh hòn Bà thì bạn có thể thử lên vai tượng Chúa Kito nha, từ đây sẽ nhìn được bao quát toàn bộ khung cảnh của hòn đảo này.  Bật mí thời gian du lịch hòn Bà lý tưởng nhất Để thuận tiện cho việc khám phá văn hoá tín ngưỡng tại hòn Bà và du lịch Vũng Tàu thì bạn nên đi vào các dịp lễ cúng như tháng Giêng, tháng 4, 7, 10 Âm lịch mỗi năm. Với những du khách muốn kết hợp tham quan Vũng Tàu luôn thì giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 10 sẽ là tốt nhất, lúc này trời mưa ít, nắng nhẹ nên cực kỳ lý tưởng cho việc du ngoạn. Còn giai đoạn từ tháng 11 đến tháng 4, Vũng Tàu sẽ có thời tiết khá nóng.
Là một trong những điểm đến tâm linh của Vũng Tàu nên thời gian lý tưởng nhất để đến đây kết hợp đi bộ là các tháng Tư, Bảy, Mười âm lịch. Nếu đến chỉ để tham quan, khám phá thì từ tháng 5-10, lúc này thời tiết đẹp, nắng nhẹ, thích hợp để du ngoạn - Ảnh: @shutterstock
Sau khi đã đến Vũng Tàu thì việc di chuyển đến đây khá dễ dàng. Nếu đi bằng xe máy thì bạn di chuyển đến Bãi Sau, gửi xe ở giữa dốc Thuỳ Vân rồi đi bộ ra đến biển. Để qua được thì sẽ có hai cách là đi thuyền hoặc đi bộ nha. Mặc dù hòn Bà Vũng Tàu nằm giữa biển nhưng lại khá gần với đất liền, nếu lựa chọn đi bộ thì sẽ phải chờ con đường trên biển xuất hiện.  hòn Bà Vũng Tàu Nhiều du khách đi bộ đến Hòn Bà sau khi nước rút.@shutterstock  Con đường biển nối liền hòn Bà Vũng Tàu dài khoảng 200m, thời gian rút nước sẽ thường vào các ngày 14, 15 âm lịch hàng tháng. Vào lúc tầm 17 giờ chiều, con đường biển siêu đẹp nối liền bờ biển và hòn Bà sẽ xuất hiện, lúc này bạn có thể dễ dàng đi bộ thong thả và khám phá hòn Bà. Đây cũng chính là một trong những con đường rẽ biển siêu độc đáo tại Việt Nam đó.  Bắt đầu khám phá hòn Bà Vũng Tàu thôi nào. Thăm miếu hòn Bà Vũng Tàu Miếu hòn Bà Vũng Tàu chắc chắn là địa danh đầu tiên mà nhiều du khách sẽ muốn ghé qua. Tên gọi Miếu Bà ra đời từ cuối thế kỷ thứ XVIII, miếu được xây dựng để thờ cúng Thuỷ Long Thần nhằm cầu mong mưa thuận gió hoà để ngư dân an tâm đi đánh bắt. Bà trong từ Miếu Bà là ý chỉ Thuỷ Long Thần là một vị thần nữ. Để Miếu Bà được khang trang như hôm nay, người dân làng Thắng Tam đã rất nhiều lần quyên góp tiền để trùng tu lại miếu.  Miếu hòn Bà Vũng Tàu Miếu Hòn Bà Vũng Tàu.@shutterstock  Miếu Bà cũng gắn với một sự tích cực kỳ linh thiêng, vào năm 1939 có một sĩ quan người Pháp là Archinard đã ra lệnh nổ 3 phát đại pháo vào miếu Bà, thế 3 phát thì chỉ trúng một phát. Chỉ vài ngày sau, tên sĩ quan này đã mất mạng tại miếu do sử dụng súng bất cẩn. Chính điều này làm cho quân Pháp cảm thấy miếu Bà rất linh thiêng và không còn dám phá hoại nữa.  Chiêm ngưỡng vẻ đẹp tại hòn Bà Vũng Tàu Ngoài việc du lịch tâm linh tại hòn Bà Vũng Tàu , bạn sẽ còn cơ hội chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên tại đây. Tại đây có nguồn không khí trong lành nên thảm thực vật rất phát triển với màu xanh của cây dương, dừa, cau và hoa sứ. Nơi này cũng là một trong số ít những địa danh không bị tác động bởi bàn tay con người, cảnh vật vẫn còn vẹn nguyên nét hoang sơ tự nhiên nên rất phù hợp để khám phá nha.  Thú vị với con đường rẽ biển độc đáo đến hòn Bà Vũng Tàu Để di chuyển đến hòn Bà Vũng Tàu bằng đường bộ, du khách sẽ phải chờ đúng thời điểm đến khi con đường trên biển xuất hiện. Vào đúng thời gian khi nước biển rút xuống, nơi đây sẽ để lộ ra một con đường biển siêu đẹp với nhiều tảng đá lớn nhỏ lởm chởm. Giờ thì bạn có thể thử tản bộ nhẹ nhàng để đến đây rồi nha. Nhưng nhớ cẩn thận vì trên đường đi có khá nhiều vỏ hàu và đá sắc nhọn có thể làm bạn bị thương đó.
Các địa danh nên ghé khi đến đây gồm Miếu Bà (ra đời từ cuối thế kỷ thứ XVIII) được xây dựng để thờ cúng Thủy Long Thần nhằm cầu mong mưa thuận gió hòa để ngư dân an tâm đi đánh bắt. Du khách nên đến Vũng Tàu vào ngày 14, 15 âm lịch, lên tàu ra đảo lúc 14g, tham quan đảo; chờ đến 17g, khi nước biển rút, để lộ đường đi bộ giữa biển thì đi bộ, chụp hình và cảm nhận vẻ đẹp của đường mòn kỳ thú này - Ảnh: @shutterstock
Nhất Tự Sơn là một hòn đảo nhỏ có diện tích khoảng 6 ha, nằm ở cửa vịnh Xuân Đài, trên địa phận phường Xuân Thành, phía Nam thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Điểm đặc biệt của hòn đảo này là du khách có thể đi bộ trên đường đất dài khoảng 300 m dẫn từ đất liền ra đảo. Đây là một con đường tự nhiên, xuất hiện khi thủy triều rút. - Ảnh: Thanh Nhàn
Nhất Tự Sơncó diện tích khoảng 6ha, nằm ở cửa vịnh Xuân Đài, trên địa phận phường Xuân Thành, phía nam thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Điểm đặc biệt của hòn đảo này là khi thủy triều rút, khu khách có thể đi bộ trên đường đất dài khoảng 300m từ đất liền ra đảo - Ảnh: Thanh Nhàn
 Giá vé là 50.000 đồng/người kèm một chai nước uống. Sau khoảng 5 phút ngồi cano, anh Nhân đã đến Nhất Tự Sơn. Điểm xuống cano và cũng là điểm check in đầu tiên khi đặt chân lên đảo là cây cầu gỗ treo bảng tên Nhất Tự Sơn.Trên đảo gần như không có các dịch vụ du lịch, chỉ có một quầy bán đồ lưu niệm và giải khát cho du khách. Đảo không có người ở, chỉ có rừng cây, bãi đá, cát trắng, nắng vàng, khung cảnh hoang sơ và vắng vẻ.Tại đây có nhiều cây gỗ quý với niên đại lên đến hàng trăm năm. Sườn phía Tây có nhiều cây bằng lăng và cây trắc, còn ở phía Nam là những vách đá hiểm trở và những gốc mai cổ thụ. Ở phía Đông, mặt đảo hướng ra biển, những tảng đá chồng từng bậc lên nhau, tạo thành hình dạng như ghế ngồi - Ảnh: Thanh Nhàn
Hiện trên đảo không có người dân sinh sống, bù lại, nơi này nhiều cây xanh, rừng, những bãi biển tuyệt đẹp, những cây gỗ quý nhiều năm tuổi - Ảnh: Thanh Nhàn
Những bãi đá nằm ven mép đảo, chạy song song với nhau, tạo thành những khe nước nhỏ. Sóng biển tràn vào, bọt trắng từ nước bắn tung lên bào khoét thành những hang động nhỏ dưới nước. Cách hang động một đoạn ngắn, trước khi đến con đường dẫn lên mặt trước hòn đảo là bãi cát phủ kín vỏ ốc trên bề mặt.  Đứng trên điểm cao nhất của đảo Nhất Tự Sơn nhìn ra vịnh Xuân Đài, du khách sẽ được chiêm ngưỡng các ghe, thuyền, nhà bè nuôi hải sản của người dân địa phương. Cũng giống như thị xã Sông Cầu, Đầm Cù Mông, đây cũng là một trong những vựa hải sản nổi tiếng nhất của xứ Nẫu. Trên cao là trời xanh, nắng và có gió nhẹ, phía dưới là nước biển cũng một màu xanh tạo nên khung cảnh mát mắt, dễ chịu. Đến khoảng 14h, thủy triều bắt đầu rút, con đường trên biển dần lộ ra. Đợi đến khi nước rút hẳn, độ rộng của con đường khoảng gần 4 m, anh Nhân cùng bạn đi bộ trở về đất liền. thời gian lý tưởng để khám phá Nhất Tự Sơn là khoảng từ tháng 3 đến tháng 8. Vào mùa hè, từ tháng 5 đến tháng 7 là lúc Nhất Tự Sơn đẹp nhất. Hòn đảo được bao phủ bởi khu rừng rợp bóng cây, không khí trong lành, mát mẻ, trời nhiều nắng, gió.  Trên đảo không có người ở, không cho phép cắm trại qua đêm, du khách lưu ý sắp xếp lịch trình tham quan trong ngày. Trước khi đến đảo, du khách theo dõi dự báo thời gian thủy triều lên, xuống qua các ứng dụng điện thoại. Sau đó có thể ra đảo bằng cano và đi bộ trở hoặc ngược lại, tùy vào thời điểm thủy triều rút. Du khách nên chuẩn bị trang phục, kem chống nắng. Có thể mang đồ ăn, nước uống từ ngoài vào đảo nhưng không được xả rác bừa bãi theo quy định của Ban Quản lý. - Ảnh: Thanh Nhàn.
Thời gian lý tưởng để khám phá Nhất Tự Sơn là khoảng từ tháng 3-8. Gợi ý cho bạn là có thể mang thức ăn, nước uống, mua vé tàu lên đảo (giá vé khoảng 50.000 đồng/người), chờ đến chiều (khoảng 14-15g), khi thủy triều rút, đi bộ từ đảo về đất liền. Lưu ý, khi lên kế hoạch ra đảo, bạn cần theo dõi thời gian thủy triều rút để không bị hụt trải nghiệm đi bộ đường mòn giữa biển - Ảnh: Thanh Nhàn
Điệp Sơn là một dãy gồm 3 hòn đảo nhỏ, nằm chơi vơi trong vùng biển thuộc vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa. Hành trình khám phá hòn đảo bắt đầu từ thị trấn Vạn Giã, sau khoảng một giờ đồng hồ lênh đênh trên biển, quần đảo Điệp Sơn xinh đẹp dần xuất hiện, cắt hình rõ nét trên đường chân trời. Thời điểm đẹp nhất để du lịch đảo Điệp Sơn là từ tháng 12 đến tháng 6, vào khoảng thời gian này biển khá êm và trong xanh, do vậy những bạn bị say sóng cũng sẽ giảm được nhiều khó chịu khi di chuyển bằng tàu. Nếu muốn du lịch ra đảo Điệp Sơn, bạn phải di chuyển đến Nha Trang -  cảng cá Vạn Giã, lên tàu đi Điệp Sơn tầm 9 giờ đến 11 giờ, tùy theo con nước mỗi ngày. Giờ tàu về đất liền tầm 5 đến 6 giờ sáng. Tàu chạy chừng 30 đến 40 phút sẽ tới Điệp Sơn.
Điệp Sơnlà một dãy gồm 3 hòn đảo nhỏ là Hòn Bịp, Hòn Giữa, Hòn Đuốc thuộc vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa.Điểm nổi bật nhất của Điệp Sơn làđường cát dài gần 1km giữa biển, nối liền các đảo với nhau - Ảnh: Quỷ Cốc Tử
Khi tới nơi, cho tàu neo đậu gần hòn đảo nằm giữa, bạn có thể bước xuống tàu và bắt đầu hành trình chinh phục con đường mòn trên biển vô cùng độc đáo và thú vị dài gần 700 mét, nối liền hòn đảo giữa với đảo Điệp Sơn lớn. Con đường uốn lượn, rộng khoảng 1 mét và nằm sâu dưới mặt nước biển trong xanh chưa đến nửa mét.  Đi bộ trên con đường này đem lại cảm giác vô cùng thích thú, xen lẫn hồi hộp và một chút sợ hãi khi bạn phải bước giữa đại dương bao la. Bạn có thể thỏa thích ngắm nhìn những đàn cá nhỏ tung tăng bơi lội hai bên, chốc chốc lại thấy những đàn cá nhảy tung lên khỏi mặt nước, hay giơ tay vẫy chào con thuyền đang chạy lướt qua.
Để đến đây, từ thị trấn Vạn Giã, bạn đi thuyền khoảng 30-40 phút. Tàu đi Điệp Sơn từ cảng cá Vạn Giã xuất phát tầm 9-11g, tùy theo con nước mỗi ngày. Chuyến tàu về từ 13g.Giá vé khoảng 200.000 - 250.000 đồng/người/khứ hồi 2 chiều.Thời điểm đẹp nhất để du lịch đảo Điệp Sơn là từ tháng 12 đến tháng Sáu - Ảnh: Quỷ Cốc Tử
Nếu muốn check-in tại đây, bạn nên chú ý tìm hiểu trước thời gian thủy triều xuống. Ví dụ từ ngày 1-5 âm lịch hay ngày 14-16 âm lịch, thủy triều xuống, con đường sẽ xuất hiện. Đảo Điệp Sơn có cho cắm trại, tuy nhiên, bạn cần liên hệ trước cũng như bảo đảm an toàn, vệ sinh trong thời gian ở trên đảo - Ảnh: Quỷ Cốc Tử

Nếu muốn check-in tại đây, bạn nên chú ý tìm hiểu trước thời gian thủy triều xuống. Ví dụ từ ngày 1-5 âm lịch hay ngày 14-16 âm lịch, thủy triều xuống, con đường sẽ xuất hiện.Đảo Điệp Sơn có cho cắm trại, tuy nhiên, bạn cần liên hệ trước cũng như bảo đảm an toàn, vệ sinh trong thời gian ở trên đảo - Ảnh: Quỷ Cốc Tử

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm