Khám phá ra loài khủng long mới tại Australia
Những truyền thuyết tưởng như điên rồ nhưng lại có thật trong võ thuật / Sự thật rùng mình về chất ướp xác quý tộc trong sưa đỏ
Tên Weewarrasaurus pobeni được đặt theo khu vực phát hiện ra và tên người đã mua lại hóa thạch Mike Poben.
Đây là loài khủng long được xác định có kích thước khá nhỏ nhắn, chỉ cỡ loài chó chăn cừu Kelpie ở Australia. Hóa thạch được tìm thấy ở Lightning Ridge cho thấy loài khủng long này sống cách đây khoảng 100 triệu năm.
Đặc biệt hơn, hóa thạch của Weewarrasaurus pobeni vô tình được phát hiện trong một… xô đá vụn.
“Tôi bị lôi cuốn ngay lập tức. Lúc phát hiện ra tôi như bị ai đó đâm sau lưng và có ai đó ở đằng sau nói rằng đó là “răng” chứ không phải đá opal. Tôi chưa bao giờ thấy trước đây, chúng quá hiếm”, ông Poben cho biết.
Sau khi phát hiện ra mẫu vật hóa thạch kì lạ, ông Poben đã đến gặp nhà cổ sinh vật học Phil Bell ở Đại học New England để xác định chuẩn xác hơn.
Tiến sĩ Bell và nhóm của ông đã dành suốt hai năm qua để xác định gốc tích của hóa thạch được ông Poben mang đến.
Lightning Ridge, nơi phát hiện ra hóa thạch loài khủng long mới cũng là nơi duy nhất trên thế giới, xương khủng long thường xuyên chuyển sang giống đá Opal.
Hiện tại, hóa thạch của loài khủng long Weewarrasaurus pobeni đang được trưng bày trong bộ sưu tập ở Trung tâm Opal Australia, bộ sưu tập hóa thạch công khai đa dạng nhất trên thế giới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?