Khám phá "tham vọng động trời" qua bức tranh hơn 1500 năm tuổi!
Quên kim tự tháp Giza đi, đây mới là kim tự tháp lớn nhất thế giới và nó không ở Ai Cập / Phát hiện 7.000 bộ hài cốt trong khuôn viên trường đại học ở Mỹ
Các nhà nghiên cứu ở Italia đã phát hiện được "dấu vết" của hoạt động phẫu thuật cấy ghép chân cách đây 1500 năm trong một bức tranh cổ từ thế kỉ thứ 14. Điều này cho thấy rằng những bác sĩ thời kỳ đó đã có "tham vọng" thực hiện bước tiến ngoạn mục trong y học cổ đại.
Bức họa cổ là sản phẩm của họa sĩ tên là Matteo di Pacino. Tác phẩm "đắt giá" này được trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật North Carolina ở Raleigh, Mỹ. Nó ra đời vào thế kỷ thứ 14, miêu tả câu chuyện về một người đàn ông bị bệnh ở chân và được chữa trị bằng phương pháp cấy ghép.
Discovery News dẫn lời ông Antonio Perciaccante, nhà nghiên cứu làm việc tại khoa nội của bệnh viện Gorizia, Italy cho biết: "Những tài liệu lịch sử mô tả sự việc xảy ra vào năm 474 giống như một phép màu".
Theo ghi chép lịch sử, thánh Cosmas và Damian là hai bác sĩ đã đổi sang đạo Cơ Đốc giáo, hành nghề chữa bệnh tại tỉnh Syria thuộc Đế quốc La Mã.
Họ đã cắt chân của bệnh nhân và thay thế bằng chiếc chân lành lặn lấy từ một người đàn ông vừa qua đời. Sau đó, họ đặt chiếc chân cụt vào trong quan tài của người đàn ông Ethiopia kia.
Nhà nghiên cứu Perciaccante và các đồng nghiệp cẩn thận kiểm tra bức họa và phát hiện chân bệnh nhân nam kia mắc một chứng bệnh kỳ lạ.
Các nhà nghiên cứu đưa ra kết luận được công bố trên tạp chí Vascular Surgery: "Chiếc chân cụt có vẻ sưng phù, mềm, thối rữa kèm theo một số thương tổn trên da. Dựa vào các đặc điểm này, chúng tôi suy đoán người đàn ông bị hoại tử chân phải có thể là do mắc bệnh truyền nhiễm".
Theo một cuốn sách được viết vào thế kỷ 18 về cuộc đời của các vị thánh, bệnh nhân rất có thể là người trông coi nhà thờ mà hai vị thánh Cosmas và Damian bảo trợ.
Mặc dù ca phẫu thuật cách đây 1500 năm chưa biết có thành công hay không, nhưng câu chuyện minh họa trong bức tranh vẫn cho thấy các bác sĩ thời đó coi việc cắt bỏ chân là cách chữa trị tốt nhất đối với chứng hoại tử. Đặc biệt là khái niệm ghép tạng "vượt thời đại" đã xuất hiện trong đầu của họ.
Theo ông Perciaccante chia sẻ: "Trước đó, chúng tôi biết rằng phẫu thuật cấy ghép là một khái niệm y học phát triển vào khoảng năm 1900. Nhưng nghiên cứu này của chúng tôi lại cho thấy nó ra đời từ 15 thế kỷ trước."
Theo nhận định của các nhà nghiên cứu cho rằng các bác sĩ ở thế kỷ 5 và đồng nghiệp có thể đã thử tiến hành phương pháp cấy ghép cho chiếc chân cụt.
Tuy nhiên, do cần phải có sự tương thích nhất định giữa người hiến tặng và người nhận, chiếc chân cấy ghép có thể không phù hợp với cơ thể của người nhận đào thải nên không tránh khỏi thất bại.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cây gậy Như Ý có 4 chủ nhân, Tôn Ngộ Không là chủ nhân cuối cùng và là người yếu nhất
Đội quân đất nung ở lăng mộ Tần Thủy Hoàng có thực sự được tạo ra từ cơ thể người sống? Sau khi một chiến binh đất nung bị nứt ra, bí ẩn đã được giải đáp
CLIP: Cuộc chạm trán sinh tử giữa báo và cá sấu, 'vua tốc độ' nhận cái kết đầy bi thảm
Mức cát xê rẻ mạt Lục Tiểu Linh Đồng nhận được sau 6 năm đóng vai Tôn Ngộ Không, còn không đủ tiền lấy vợ
Tại sao đàn ông cổ đại thích cưới những cô gái 13, 14 tuổi? Có ba lý do chính, mỗi lý do đều rất thực tế!
Những loài động có thể sống sau khi bị chặt đứt đầu, con người ở mức thấp nhất