Hạ táng Gia Cát Lượng: Xuất hiện "hiện tượng kỳ bí", ngàn năm chưa thể lý giải
7 kỳ quan thế giới từng sụp đổ sẽ trông như thế nào nếu còn tồn tại đến ngày nay? / Rốt cuộc phong tục "mộ Ngõa Quán" thời cổ đại là gì và tàn nhẫn đến mức nào khi con cái phải tự tay chôn sống bố mẹ ruột của mình?
Gia Cát Lượng (181 – 234) là một nhà tư tưởng, một nhà quân sự lỗi lạc thời kỳ Tam Quốc, là tượng trưng của trí tuệ Trung Quốc cổ đại.
Trong thời gian làm mưu sĩ cho Lưu Bị, nhờ có phương pháp chiến lược hơn người, ông đã giúp chủ tướng giành nhiều chiến công hiển hách, trở thành đối tượng đáng sợ nhất trong mắt rất nhiều đối thủ.
Là một nhà quân sự danh tiếng trong sử sách, ông trên thông thiên văn dưới tường địa lý. Chính vì lẽ đó nên ông cũng hết sức coi trọng việc chọn nơi an nghỉ cho chính mình sau khi chết, đồng thời có nhắn nhủ gia nhân rất kỹ về việc này.
Trung Quốc thời cổ đại, việc an táng được con người thực hiện rất cầu kỳ, đặc biệt là chú trọng đến việc chọn huyệt tại nơi an táng. Gia Cát tiên sinh về việc này cũng đã dặn dò gia nhân rất rõ ràng và kỹ lưỡng.
Tranh phác họa Gia Cát Lượng.
Trong rất nhiều tài liệu lịch sử của Trung Quốc đều ghi chép lại như sau:
Khi còn sống, Gia Cát Lượng hy vọng sau 100 năm sau được an táng tại núi Định Quân (nay nằm ở phía nam huyện Miễn, thuộc tỉnh Thiểm Tây).
Sở dĩ ông chọn nơi này, đầu tiên là bởi ông muốn sau khi chết có thể bảo vệ cả một vùng biên cương nước Thục, không cho phép kẻ địch quấy rầy. Sau nữa, ông cũng không hy vọng kẻ thù tìm thấy phần mộ của mình nên Định Quân là lựa chọn tốt nhất.
Không chỉ có vậy, phong thủy nơi này được đánh giá là đẹp. Người cổ đại xưa kia cũng rất chú ý đến yếu tố này nên đây được cho là một trong những nguyên nhân chính thôi thúc Gia Cát Lượng chọn núi Định Quân.
Lúc lâm chung, ông dặn dò những người có mặt, rằng mình muốn an nghỉ trên núi nhưng địa điểm chính xác vẫn chưa chọn được.
Trong thời gian hạ táng, ông muốn di thể của mình được đặt vào quan tài trước, sau đó sẽ được khiêng lên núi và ông sẽ là người chọn vị trí huyệt mộ, bằng cách trên đường di chuyển, nếu phát hiện dây thừng khiêng quan tài đứt ở đâu, đó sẽ là nơi chôn cất của ông.
Việc vị quân sư mưu cao kế dày này có thể tự chọn chỗ chôn cho mình theo cách chẳng thể ngờ đến này đã khiến ai nấy đều cảm thấy khó tin.
Dù vậy, sau khi chết, ông vẫn được những người còn sống làm đúng theo di nguyện. Và trong quá trình đưa tang, một việc lạ thường đã xảy ra, chẳng ai có thể lý giải được.
Khi các binh sĩ khiêng quan tài của Gia Cát Lượng đến núi Định Quân, vốn chẳng mấy ai lưu tâm đến lời dặn sau cuối của ông. Thế nhưng lên núi được một đoạn, các binh sĩ quả nhiên nghe thấy tiếng dây thừng đứt.
Hiện tượng khó lý giải này khi đó đã khiến không ít người run rẩy và đến lúc này, họ chỉ còn biết răm rắp làm theo lời nhắn nhủ của người quá cố, chọn vị trí tại nơi dây thừng bị đứt làm huyệt mộ.
Và sau gần 2000 năm, chưa ai có thể lý giải được điều lạ lùng này. Việc Gia Cát Lượng tự chọn chỗ an táng cho mình sau khi chết cho đến nay vẫn là một câu đố đầy hiểm hóc đối với hậu thế.
Song song với "hiện tượng kỳ bí" nói trên, phần mộ thực sự của vị quân sư tài ba nhà Thục Hán hiện vẫn là một bí mật với nhân loại, bởi trên thực tế, chưa ai biết vị trí chính xác của nó ở đâu.
Đền thờ Khổng Minh ở thành phố Thành Đô, Trung Quốc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Người phụ nữ nghèo đổi đời nhờ nhặt được viên ngọc trai quý hiếm trong lúc nấu ăn, trị giá bằng cả căn nhà
Giải mã về sinh vật bí ẩn cao 8m xuất hiện tại rừng rậm Nam Mỹ, từng bị nghi là người ngoài hành tinh