Khám phá

Khám phá về loài cò ăn thịt cá sấu

Cò mỏ giày (Shoebills) là sinh vật có hình hài kỳ dị, được nhận xét giống khủng long. Sức mạnh của loài cò này khiến nhiều người bất ngờ.

Đem những viên đá tròn đi kiểm định, chàng trai khiến chuyên gia khóc ròng vì sinh vật lạ tìm thấy bên trong / Tìm thấy chất lạ, khí gây cười trong chất thải, bí ẩn nguồn gốc chim cánh cụt

Loài này sống chủ yếu ở những đầm lầy châu Phi với nhiều đặc điểm giống sinh vật tiền sử. Chiều cao trung bình của nó khoảng 1,4 m và mỏ dài cỡ 17-20 cm. Chiếc mỏ lớn, dày và có lực cắn khó tin của nó nhìn khá giống chiếc guốc truyền thống tại Hà Lan. Ảnh: Just Birding.

Cò mỏ giày có nguồn gốc từ một nhóm khủng long ăn thịt mang tên "Theropoda" - cùng nhóm khủng long T-Rex. Tuy nhiên, cò mỏ giày là hậu duệ của loài khủng long có kích cỡ nhỏ hơn nhiều. Qua thời gian, chúng tiến hóa để thích nghi. Cái mồm đầy răng sắc nhọn được thay thế bằng mỏ. Ảnh: Alamy.

Cò mỏ giày được gọi là cò vì kích thước tương tự. Tuy nhiên, chúng có xu hướng giống bồ nông hơn - đặc biệt ở phương pháp săn mồi hung bạo. Ảnh: Just Birding.

Chiếc mỏ có nhiều tác dụng. Ví dụ, nó tạo thành tiếng để thu hút bạn tình và xua đuổi những kẻ săn mồi. Ngoài ra, nó cũng được dùng như công cụ để múc nước giúp cò giải khát dưới cái nắng gay gắt của châu Phi. Đặc biệt nhất, đây là vũ khí săn mồi hiệu quả, thậm chí giúp cò mỏ giày giết được cá sấu. Ảnh: Reddit.

 

Theo National Geographic, chuyện cò mỏ giày săn cá sấu là có thật. Tuy nhiên, con mồi của nó thường chỉ là cá sấu con. Thức ăn chính của nó gồm ếch, bò sát và cá phổi. Cò mỏ giày là kẻ săn mồi kiên nhẫn. Chúng thường đứng bất động trong thời gian dài để rình mồi. Ảnh: Audobonva.

Khi con mồi sơ sảy, nó sẽ đổ sụp xuống như một bức tượng. Sau đó, nó dùng mỏ đâm xuyên con mồi. Cách săn mồi của cò mỏ bị nhận xét khá dã man. Chúng thường chặt đứt đầu con mồi bằng 2-3 cú đâm trước khi nuốt chửng trong chiếc mỏ rỗng. Ảnh: IVM.

Dù là kẻ săn mồi đáng sợ trong giới tự nhiên, cò mỏ giày lại được xếp vào danh sách loài dễ bị tổn thương trong Sách đỏ. Tình trạng bảo tồn của nó chỉ cao hơn một bậc so với nguy cơ tuyệt chủng. Ảnh: Ebird.

 

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm